Tổng cục Thống kê: Chỉ số giá bình quân 8 tháng tăng 4,04% so cùng kỳ năm 2023

Nguyên nhân CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng giá, trong bối cảnh giá gạo tăng theo giá xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng cùng với giá thịt lợn tăng.

Tổng cục Thống kê: Chỉ số giá bình quân 8 tháng tăng 4,04% so cùng kỳ năm 2023

“Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng Tám tăng giảm đan xen. Trong đó, giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng Bảy, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới,” bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết đây là những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng Tám chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ổn định so với tháng Bảy và tăng 1,89% so với tháng 12 đồng thời tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước. Trên cơ sở đó, CPI bình quân tám tháng tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước và lạm phát cơ bản tăng 2,71%.

Cụ thể, chỉ số CPI tháng Tám tại khu vực thành thị tăng 0,02% và khu vực nông thôn giảm 0,03%; 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tăng nhẹ, riêng nhóm giao thông giảm giá so với tháng trước.

Trên thị trường, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng Tám tăng 0,27% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,28%, tác động tăng 0,06 điểm phần trăm, nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,26%, tác động tăng 0,02 điểm phần trăm; nhóm lương thực tăng 0,19%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm.

Bà Nguyễn Thu Oanh cho hay nguyên nhân CPI của 8 tháng qua tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng giá khi giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Lễ, Tết cùng với giá thịt lợn cao. Bên cạnh đó, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng. Trong năm học 2023-2024 và 2024-2025, một số địa phương cũng tăng mức học phí và giá dịch vụ y tế được điều chỉnh và bảo hiểm y tế tăng theo lương cơ sở.

Ngoài ra, lạm phát cơ bản tháng Tám tăng 0,24% so với tháng trước và tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, lạm phát cơ bản tám tháng tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2023 và thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (4,04%), phần nhiều là do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản./.

(Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ thương mại quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ

Chính sách thuế quan của Mỹ có thể sẽ tác động đến các ngành như điện tử, dệt may, giày dép, đồ gỗ Việt Nam, song cũng có thể trở thành động lực để kinh tế Việt Nam chuyển đổi theo hướng bền vững hơn.

Hà Nội: Tổng sản phẩm trên địa bàn quý 1 tăng 7,35%

Hà Nội: Tổng sản phẩm trên địa bàn quý 1 tăng 7,35%

Ngay từ đầu năm, 100% doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã mở xưởng hoạt động trở lại, đảm bảo tiến độ sản xuất và xuất khẩu. Ngành xây dựng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm.