Bỏ lại sau lưng những muộn phiền sau cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ được đánh giá là sự mất mát lớn, hôm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt đầu chuyến thăm bốn nước châu Á, gồm Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Nhật Bản trong vòng chín ngày.
Mục tiêu bao trùm của ông Obama là trắc nghiệm sự tồn tại của chính mình trong lòng châu Á.
Giới chức Mỹ đều thừa nhận mục đích của chuyến công du nằm trong khuôn khổ chiến lược dài hạn nhằm phục hồi và củng cố sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường can dự hơn với châu lục này.
Họ nhấn mạnh đó là chính sách chiến lược của Washington chứ không phải là sự phản ứng trước các sự kiện ở khu vực này. Vậy nên, dù là Ấn Độ, Indonesia hay Hàn Quốc, Nhật Bản, đó là những cái đích đã được nhắm tới từ trước.
Sau thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 2/11, chuyến thăm trở thành một cuộc trắc nghiệm khắt khe vai trò của "Chú Sam" tại châu Á.
Để tồn tại trong lòng châu Á, hơn nữa là tồn tại trong hoàn cảnh bị chia sẻ quyền lực tại Quốc hội, chính quyền Obama phải chú ý tới vấn đề tự do hóa thương mại toàn cầu bên cạnh nhiều lĩnh vực quan trọng khác.
Châu Á hiện đang đi đầu trong tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng và ngày càng khẳng định vai trò trung tâm và có sức hút đối với thế giới. Chính vì vậy, những thỏa thuận kinh tế-thương mại, những thương vụ mua bán vũ khí, chuyển giao công nghệ quốc phòng,… sẽ được nỗ lực xúc tiến trong chuyến thăm.
Rõ ràng, đây là thời điểm thích hợp để ông Obama trao đổi những vấn đề này vì dù muốn hay không khi đảng Cộng hòa đã kiểm soát Hạ viện, những hiệp định còn dang dở sẽ được đem ra xem xét, đơn cử như Hiệp định tự do thương mại Mỹ-Hàn lâu nay vẫn bị treo tại Quốc hội Mỹ.
Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, chính quyền Obama cũng muốn sự gắn kết về mặt chính trị với các nước đến thăm. Ông Obama đang thực hiện lời hứa tới thăm Ấn Độ để xóa bỏ ấn tượng của New Delhi rằng chính quyền của ông đánh giá thấp tầm quan trọng của Ấn Độ, đồng thời tái khẳng định với Bắc Kinh rằng Trung Quốc không có gì phải lo ngại trước mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Ấn Độ và Mỹ. Quan hệ Mỹ-Ấn sẽ được thắt chặt thêm bên cạnh sự khăng khít hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, thậm chí với Pakistan.
Với Indonesia, ông Obama muốn bắt tay với thế giới Hồi giáo ngay tại nơi ông đã sống bốn năm thời thơ ấu. Tại quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới này, Tổng thống Mỹ sẽ đọc bài diễn văn quan trọng về đạo Hồi, trong đó khẳng định tiếp tục thực hiện các cam kết trong bài phát biểu "đầy ấn tượng" tại Cairo hồi năm ngoái, như giảm sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq và Afghanistan, thể hiện thiện chí của Washington với thế giới Hồi giáo, tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố.
Ngoài nhiệm vụ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) và Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), một trong những mục tiêu của ông Obama là củng cố quan hệ với hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản. Khi sự hợp tác chính trị ổn định, Washington sẽ nhận được sự ủng hộ trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là cuộc chiến chống khủng bố - một mục tiêu sống còn mà Nhà Trắng đang theo đuổi.
Thách thức và cơ hội của Chính quyền Obama là phải vượt qua sự trì trệ của chính mình, khắc phục những bất đồng tại Quốc hội, xem xét vai trò của Mỹ sao cho phù hợp với những hiện thực của một châu Á mới. "Chú Sam" phải tự khẳng định và bảo đảm rằng Washington là yếu tố cởi mở, hữu ích và giá trị hơn trong mối quan hệ với châu Á./.
Mục tiêu bao trùm của ông Obama là trắc nghiệm sự tồn tại của chính mình trong lòng châu Á.
Giới chức Mỹ đều thừa nhận mục đích của chuyến công du nằm trong khuôn khổ chiến lược dài hạn nhằm phục hồi và củng cố sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường can dự hơn với châu lục này.
Họ nhấn mạnh đó là chính sách chiến lược của Washington chứ không phải là sự phản ứng trước các sự kiện ở khu vực này. Vậy nên, dù là Ấn Độ, Indonesia hay Hàn Quốc, Nhật Bản, đó là những cái đích đã được nhắm tới từ trước.
Sau thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 2/11, chuyến thăm trở thành một cuộc trắc nghiệm khắt khe vai trò của "Chú Sam" tại châu Á.
Để tồn tại trong lòng châu Á, hơn nữa là tồn tại trong hoàn cảnh bị chia sẻ quyền lực tại Quốc hội, chính quyền Obama phải chú ý tới vấn đề tự do hóa thương mại toàn cầu bên cạnh nhiều lĩnh vực quan trọng khác.
Châu Á hiện đang đi đầu trong tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng và ngày càng khẳng định vai trò trung tâm và có sức hút đối với thế giới. Chính vì vậy, những thỏa thuận kinh tế-thương mại, những thương vụ mua bán vũ khí, chuyển giao công nghệ quốc phòng,… sẽ được nỗ lực xúc tiến trong chuyến thăm.
Rõ ràng, đây là thời điểm thích hợp để ông Obama trao đổi những vấn đề này vì dù muốn hay không khi đảng Cộng hòa đã kiểm soát Hạ viện, những hiệp định còn dang dở sẽ được đem ra xem xét, đơn cử như Hiệp định tự do thương mại Mỹ-Hàn lâu nay vẫn bị treo tại Quốc hội Mỹ.
Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, chính quyền Obama cũng muốn sự gắn kết về mặt chính trị với các nước đến thăm. Ông Obama đang thực hiện lời hứa tới thăm Ấn Độ để xóa bỏ ấn tượng của New Delhi rằng chính quyền của ông đánh giá thấp tầm quan trọng của Ấn Độ, đồng thời tái khẳng định với Bắc Kinh rằng Trung Quốc không có gì phải lo ngại trước mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Ấn Độ và Mỹ. Quan hệ Mỹ-Ấn sẽ được thắt chặt thêm bên cạnh sự khăng khít hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, thậm chí với Pakistan.
Với Indonesia, ông Obama muốn bắt tay với thế giới Hồi giáo ngay tại nơi ông đã sống bốn năm thời thơ ấu. Tại quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới này, Tổng thống Mỹ sẽ đọc bài diễn văn quan trọng về đạo Hồi, trong đó khẳng định tiếp tục thực hiện các cam kết trong bài phát biểu "đầy ấn tượng" tại Cairo hồi năm ngoái, như giảm sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq và Afghanistan, thể hiện thiện chí của Washington với thế giới Hồi giáo, tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố.
Ngoài nhiệm vụ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) và Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), một trong những mục tiêu của ông Obama là củng cố quan hệ với hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản. Khi sự hợp tác chính trị ổn định, Washington sẽ nhận được sự ủng hộ trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là cuộc chiến chống khủng bố - một mục tiêu sống còn mà Nhà Trắng đang theo đuổi.
Thách thức và cơ hội của Chính quyền Obama là phải vượt qua sự trì trệ của chính mình, khắc phục những bất đồng tại Quốc hội, xem xét vai trò của Mỹ sao cho phù hợp với những hiện thực của một châu Á mới. "Chú Sam" phải tự khẳng định và bảo đảm rằng Washington là yếu tố cởi mở, hữu ích và giá trị hơn trong mối quan hệ với châu Á./.
(TTXVN/Vietnam+)