Ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở tuyến vận tải chi viện chiến lược Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh, xuyên qua 20 tỉnh thuộc 3 nước Đông Dương.
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột là công trình trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk nhưng vẫn đang “ì ạch” giải phóng mặt bằng, thậm chí đội vốn gần 332 tỷ đồng.
Bài 3 của chùm bài phản ánh việc phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử Trường Sơn trở thành đường Hồ Chí Minh với vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội hôm nay.
Trong 16 năm, đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh và Bộ đội Trường Sơn đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử chi viện cho các chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào Đại thắng mùa Xuân 1975.
Trong số hơn 10 vạn bộ đội và hơn 1 vạn thanh niên xung phong ở đường Trường Sơn huyền thoại, nữ chiến sỹ chiếm số lượng trên 10%, lúc cao nhất có gần 2 vạn nữ chiến sỹ.
Hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những người con Hà Nội gác bút nghiên, tạm dừng công việc hành quân vào chiến trường, chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn.
Dù giờ đây tuổi đã cao nhưng ký ức về những năm tháng chiến đấu oanh liệt trên con đường Trường Sơn huyền thoại vẫn mãi khắc ghi trong tâm trí các cựu chiến binh, người lính vận tải.
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết: "Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước" - con đường tinh thần, kết nối và tạo ra sự thống nhất, đoàn kết toàn dân tộc.
Trong giai đoạn hòa bình, các hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh Việt Nam đã hiến gần 253.000m2 đất, ủng hộ hơn 8,1 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh là đỉnh cao của nghệ thuật chi viện chiến lược trong chiến tranh, thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc.
Phó Chủ tịch nước cho rằng những nữ chiến sỹ Trường Sơn đã chứng minh và làm tỏa sáng thêm truyền thống hào hùng, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Trưởng thành từ trong bom đạn Trường Sơn, nhạc sỹ Đào Hữu Thi đã có hàng trăm ca khúc viết về Trường Sơn, được coi là người kể chuyện Trường Sơn bằng tác phẩm âm nhạc.
Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tiếng hát của nghệ sỹ nhân dân Tường Vi đã có sức mạnh át đi những tiếng bom tàn khốc trên chiến trường.
Trong suốt 16 năm (1959-1975), đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh và Bộ đội Trường Sơn đã phát huy vai trò to lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện từ hậu phương lớn cho các chiến trường miền Nam
Giữa đại ngàn Tây Trường Sơn ác liệt, tình đồng hương, đồng chí đơm bông thành tình yêu đôi lứa, là động lực để những người lính cùng vượt qua gian khổ.
Đường ống xăng dầu dài 1.700 km xuyên suốt chiều dài đất nước và mở rộng tới gần 5.000 km là một trong những yếu tố góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh.
“Đường Trường Sơn - Con đường huyền thoại” giới thiệu hơn 150 tài liệu, bản đồ, hiện vật về tuyến hành lang chi viện chiến lược từ hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến.
Bộ đội Trường Sơn đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử, làm cho con đường mang tên Bác là cầu nối không gì phá vỡ nổi giữa hậu phương với tiền tuyến lớn góp to lớn vào đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Chương trình nghệ thuật “Đường Trường Sơn - Đường Hòa bình” được tổ chức nhằm tôn vinh, tri ân các liệt sỹ, gthương bệnh binh, cựu thanh niên xung phong của đoàn 559, Bộ đội Trường Sơn.
Dựa trên lời kể cùng chân dung của 60 cựu nữ chiến sỹ, thanh niên xung phong, cuộc sống nơi chiến trường Trường Sơn đã hiện lên đậm màu lính nhưng cũng đậm chất nữ tính với những câu chuyện dung dị.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải thốt lên: “Các cô không phải là người thường. Ở nơi như thế này, chỉ có gang thép mới trụ được” và đặt tên cho B3, Đoàn 559 là “Trung đội nữ công binh thép.”
Đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt cùng chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia và bạn bè quốc tế.
Tham gia sự kiện "Kiêu hãnh Trường Sơn" sáng 16/5, hàng trăm nữ nhân chứng sống bước ra từ con đường huyền thoại mang tên "Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh" xúc động nghẹn ngào trong ngày gặp lại...
180 hình ảnh tư liệu, hiện vật lịch sử được trưng bày tại Triển lãm “Đường Trường Sơn-Đường Chiến thắng” ở Đà Nẵng đã tái hiện cuộc chiến đấu cam go trên tuyến lửa Trường Sơn trong kháng chiến.
Nếu đường Trường Sơn trong kháng chiến là biểu hiện sinh động của khát vọng độc lập tự do thì trong thời bình, đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh là con đường của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
60 năm trước, có con đường đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc mang tên Đường mòn Hồ Chí Minh. 60 năm sau, con đường ấy mang sứ mệnh mới: Đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc.”
Năm 1959, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập, tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự dọc Trường Sơn, thực hiện chủ trương chi viện tất cả cho chiến trường miền Nam.
Liên hoan Tuyên truyền lưu động toàn quốc với chủ đề "Trường Sơn - Con đường huyền thoại" diễn ra từ ngày 10-15/5 tại 8 tỉnh, nơi có tuyến đường huyền thoại Trường Sơn-Hồ Chí Minh đi qua.