Tập đoàn dầu mỏ Total của Pháp ngày 26/2 đã bị phạt 750.000 euro (tương đương 827.000 USD) do tham nhũng liên quan tới chương trình "đổi dầu lấy lương thực" của Liên hợp quốc thiết lập cho Iraq trong thời kỳ Tổng thống Saddam Hussein nắm quyền.
Ngoài ra, Tập đoàn dầu mỏ Vitol của Hà Lan có trụ sở tại Thụy Sĩ cũng bị phạt 300.000 euro. Mặc dù cả hai tập đoàn này nằm trong số hàng chục cá nhân và công ty đã thoát tội tham nhũng hồi năm 2013 sau cuộc điều tra kéo dài 8 năm.
Tuy nhiên, trong cuộc điều tra mới của Liên hợp quốc, hai công ty trên bị buộc tội bòn rút tiền mặt từ chương trình trị giá 64 tỷ USD của Liên hợp quốc cho Iraq, sau đó lợi dụng các lệnh trừng phạt quốc tế bán ra số lượng lớn dầu để mua hàng nhân đạo cho Iraq từ năm 1996 -2003.
Tổng thống Hussein khi đó đã buộc các công ty nước ngoài tham gia chương trình này phải trả khoản phụ phí 10%, được tính như là "phí vận chuyển" hoặc "dịch vụ sau bán hàng" - số tiền này trên thực tế đã được chuyển vào ngân khố của chính quyền.
Một cuộc điều tra của Liên hợp quốc do cựu Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ Paul Volcker đứng đầu cáo buộc chỉ riêng trong năm 2005, 2.200 công ty liên quan tới chương trình trên đã chi 1,8 tỷ USD tiền hối lộ để có được các hợp đồng cung cấp hàng hóa cho Iảq. Trong số đó, có tới 180 công ty của Pháp.
Chương trình đổi dầu lấy lương thực do Liên hợp quốc thiết lập vào năm 1995, theo nghị quyết 986 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và kết thúc vào cuối năm 2003, cho phép Iran bán dầu ra thị trường thế giới để đổi lấy lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho dân thường Iraq.
Khi chương trình này kết thúc, nhiều dấu hiệu tham nhũng liên quan đến chương trình này đã bị phát hiện./.