Hiệp hội Vận tải hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh vừa có kiến nghị đến lãnh đạo Ủy ban Nhân dân và Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh các phương án kiểm tra xử lý xe chở hàng quá tải trên địa bàn thành phố nhằm kéo giảm tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, an toàn hàng hóa, phương tiện cho doanh nghiệp cũng như bảo vệ hạ tầng giao thông đường bộ.
Theo đó, Hiệp hội cho rằng, việc kiểm tra tải trọng xe nên thực hiện một cách toàn diện, liên tục và lâu dài, áp dụng cho cả chủ hàng, chủ xe, lái xe.
Hiệp hội kiến nghị không áp dụng kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến đường như cách làm từ trước đến nay vì khi xe đã chở quá tải ra đường thì hạ tầng giao thông đã bị tác động xấu, dễ gây ách tắc giao thông, thiếu phương tiện xếp dỡ hàng hóa, trong một số trường hợp xe chở container hàng hóa xuất nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện đã kẹp siu chì của hải quan thì không thể hạ tải dọc đường được...
Ngược lại, lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông được quyền vào kiểm tra ngay tại các điểm xuất phát, xếp dỡ hàng hóa tại cảng, bến bãi, khu công nghiệp, khu chế xuất...
Hiệp hội cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng cơ chế đặc thù áp dụng cho xe chuyên dụng “đầu kéo kéo sơmi-rơmoóc chở container hàng xuất nhập khẩu có kẹp siu chì của hải quan” được miễn kiểm tra về tải trọng xe. Vì đối với loại xe chuyên dụng này luôn luôn kéo theo một container với trọng lượng hàng hóa được xếp trong giới hạn cho phép của các hãng tàu biển theo tiêu chuẩn chung của thế giới, tối đa không quá 32.480kg/container 40 feet hoặc container 20 feet.
Việc xếp hàng hóa vào container xuất nhập khẩu thuộc về chủ hàng, không thuộc về ý chí chủ quan của doanh nghiệp vận tải; nên khi bị kiểm tra lái xe không có quyền mở container để hạ tải.
Trường hợp doanh nghiệp vận tải hoặc chủ hàng cố ý lợi dụng loại xe chuyên dụng này để xếp hàng vượt quá giới hạn tối đa về trọng lượng cho phép nói trên thì phải kiên quyết xử phạt nặng, thậm chí rút giấy phép kinh doanh để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Hiệp hội Vận tải hàng hóa cho rằng, Ủy ban Nhân dân thành phố nên đề xuất Chính phủ có văn bản riêng quy định về kiểm tra tải trọng xe và xử lý xe chở quá tải, trong đó quy định thêm trách nhiệm pháp lý và chế tài xử phạt đối với chủ hàng; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư cân điện tử tự động, lắp đặt tại các vị trí quan trọng; đồng thời áp dụng chế tài xử phạt nguội.
Trong chức năng, nhiệm vụ của mình, Hiệp hội Vận tải hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai đến từng doanh nghiệp các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đặc biệt là quy định về thời gian lái xe, tải trọng xe, xếp hàng trên xe, tốc độ, khoảng cách giữa các xe, quy định về làn, tuyến.
Các doanh nghiệp hội viên đã cam kết bằng văn bản về việc nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và thường xuyên được Văn phòng Hiệp hội theo dõi, đôn đốc thực hiện.
Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay việc chở hàng quá tải đã trở thành tiền lệ xấu, một lượng lớn các phương tiện đang chở quá tải ở mức trên 50%, thậm chí quá tải ở mức trên 100%; gây mất an toàn giao thông, làm hư hại hạ tầng giao thông đường bộ./.
Theo đó, Hiệp hội cho rằng, việc kiểm tra tải trọng xe nên thực hiện một cách toàn diện, liên tục và lâu dài, áp dụng cho cả chủ hàng, chủ xe, lái xe.
Hiệp hội kiến nghị không áp dụng kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến đường như cách làm từ trước đến nay vì khi xe đã chở quá tải ra đường thì hạ tầng giao thông đã bị tác động xấu, dễ gây ách tắc giao thông, thiếu phương tiện xếp dỡ hàng hóa, trong một số trường hợp xe chở container hàng hóa xuất nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện đã kẹp siu chì của hải quan thì không thể hạ tải dọc đường được...
Ngược lại, lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông được quyền vào kiểm tra ngay tại các điểm xuất phát, xếp dỡ hàng hóa tại cảng, bến bãi, khu công nghiệp, khu chế xuất...
Hiệp hội cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng cơ chế đặc thù áp dụng cho xe chuyên dụng “đầu kéo kéo sơmi-rơmoóc chở container hàng xuất nhập khẩu có kẹp siu chì của hải quan” được miễn kiểm tra về tải trọng xe. Vì đối với loại xe chuyên dụng này luôn luôn kéo theo một container với trọng lượng hàng hóa được xếp trong giới hạn cho phép của các hãng tàu biển theo tiêu chuẩn chung của thế giới, tối đa không quá 32.480kg/container 40 feet hoặc container 20 feet.
Việc xếp hàng hóa vào container xuất nhập khẩu thuộc về chủ hàng, không thuộc về ý chí chủ quan của doanh nghiệp vận tải; nên khi bị kiểm tra lái xe không có quyền mở container để hạ tải.
Trường hợp doanh nghiệp vận tải hoặc chủ hàng cố ý lợi dụng loại xe chuyên dụng này để xếp hàng vượt quá giới hạn tối đa về trọng lượng cho phép nói trên thì phải kiên quyết xử phạt nặng, thậm chí rút giấy phép kinh doanh để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Hiệp hội Vận tải hàng hóa cho rằng, Ủy ban Nhân dân thành phố nên đề xuất Chính phủ có văn bản riêng quy định về kiểm tra tải trọng xe và xử lý xe chở quá tải, trong đó quy định thêm trách nhiệm pháp lý và chế tài xử phạt đối với chủ hàng; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư cân điện tử tự động, lắp đặt tại các vị trí quan trọng; đồng thời áp dụng chế tài xử phạt nguội.
Trong chức năng, nhiệm vụ của mình, Hiệp hội Vận tải hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai đến từng doanh nghiệp các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đặc biệt là quy định về thời gian lái xe, tải trọng xe, xếp hàng trên xe, tốc độ, khoảng cách giữa các xe, quy định về làn, tuyến.
Các doanh nghiệp hội viên đã cam kết bằng văn bản về việc nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và thường xuyên được Văn phòng Hiệp hội theo dõi, đôn đốc thực hiện.
Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay việc chở hàng quá tải đã trở thành tiền lệ xấu, một lượng lớn các phương tiện đang chở quá tải ở mức trên 50%, thậm chí quá tải ở mức trên 100%; gây mất an toàn giao thông, làm hư hại hạ tầng giao thông đường bộ./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)