Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công tác quản lý lao động là người nước ngoài, ngày 5/4, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Phòng quản lý Xuất nhập cảnh - Công an Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức gặp gỡ, đối thoại với đại diện của gần 150 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn thành phố.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Anh, Trưởng phòng quản lý Xuất nhập cảnh, hiện nay các quy định về người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, du lịch khá thông thoáng. Tuy nhiên, lợi dụng điều này, có không ít người nước ngoài đã Việt Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh để hoạt động tôn giáo một cách trái phép, buôn bán ma túy, cướp giật, lừa đảo, phạm tội hình sự… Xu hướng này đang có chiều hướng gia tăng.
Một số tội phạm núp bóng các nhà đầu tư rồi thành lập doanh nghiệp hoặc kết hôn với phụ nữ Việt Nam để thực hiện các hành vi phạm tội như: buôn bán người, mại dâm, vận chuyển ma tuý... Nếu trong năm 2010, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 1.100 người nước ngoài vi phạm pháp luật, thì đến năm 2011, con số này đã tăng lên 1.500 người.
Cũng theo lãnh đạo Phòng quản lý Xuất nhập cảnh, Cơ quan tổ chức có tư cách pháp nhân có thể mời người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam nhưng phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị đồng thời, các đơn vị phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các sự cố liên quan và phải bảo lãnh về tài chính đối với người nước ngoài được bảo lãnh.
Đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố, cần lưu ý trường hợp lao động nước ngoài không tiếp tục làm việc nữa thì phải tiến hành kiểm tra, xác minh và thu hồi giấy phép lao động cũng như thẻ tạm trú để hoàn trả cho cơ quan chức năng./.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Anh, Trưởng phòng quản lý Xuất nhập cảnh, hiện nay các quy định về người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, du lịch khá thông thoáng. Tuy nhiên, lợi dụng điều này, có không ít người nước ngoài đã Việt Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh để hoạt động tôn giáo một cách trái phép, buôn bán ma túy, cướp giật, lừa đảo, phạm tội hình sự… Xu hướng này đang có chiều hướng gia tăng.
Một số tội phạm núp bóng các nhà đầu tư rồi thành lập doanh nghiệp hoặc kết hôn với phụ nữ Việt Nam để thực hiện các hành vi phạm tội như: buôn bán người, mại dâm, vận chuyển ma tuý... Nếu trong năm 2010, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 1.100 người nước ngoài vi phạm pháp luật, thì đến năm 2011, con số này đã tăng lên 1.500 người.
Cũng theo lãnh đạo Phòng quản lý Xuất nhập cảnh, Cơ quan tổ chức có tư cách pháp nhân có thể mời người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam nhưng phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị đồng thời, các đơn vị phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các sự cố liên quan và phải bảo lãnh về tài chính đối với người nước ngoài được bảo lãnh.
Đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố, cần lưu ý trường hợp lao động nước ngoài không tiếp tục làm việc nữa thì phải tiến hành kiểm tra, xác minh và thu hồi giấy phép lao động cũng như thẻ tạm trú để hoàn trả cho cơ quan chức năng./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)