Theo Kyodo, ngày 13/12, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc tuyên bố một máy bay của cơ quan này " đã tới không phận quần đảo Điếu Ngư" và thực hiện một cuộc tuần tra chung trên không và trên biển cùng bốn tàu hải giám khác.
[Máy bay Trung Quốc xâm nhập, Nhật tung chiến cơ]
Cùng ngày, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết vào lúc 11 giờ 6 (giờ địa phương), một máy bay của Trung Quốc đã xâm phạm không phận Nhật Bản phía trên quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) ở Biển Đông.
Lực lượng Phòng không Nhật Bản đã triển khai các máy bay tiêm kích F-15 tới sau khi phát hiện thấy máy bay của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc ở gần đảo Uotsuri, thuộc quần đảo Senkaku.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng nói rằng vào khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, bốn tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản, ở khu vực gần quần đảo nêu trên. Đó là ngày thứ ba liên tiếp, các tàu của Trung Quốc vi phạm lãnh hải của Nhật Bản.
Đầu giờ chiều ngày 13/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikao Kawai đã triệu Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản Hàn Chí Cường tới Bộ Ngoại giao ở thủ đô Tokyo để phản đối, đồng thời kêu gọi các tàu của Trung Quốc rời khỏi hải phận của Nhật Bản, không để trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, ông Hàn Chí Cường nói rằng quần đảo nêu trên thuộc chủ quyền của Trung Quốc và từ chối chấp nhận kháng nghị của phía Nhật Bản, cho biết sẽ truyền đạt sự phản đối nêu trên về chính phủ trong nước, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc hy vọng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình thông qua việc trao đổi thông tin giữa hai nước./.
[Máy bay Trung Quốc xâm nhập, Nhật tung chiến cơ]
Cùng ngày, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết vào lúc 11 giờ 6 (giờ địa phương), một máy bay của Trung Quốc đã xâm phạm không phận Nhật Bản phía trên quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) ở Biển Đông.
Lực lượng Phòng không Nhật Bản đã triển khai các máy bay tiêm kích F-15 tới sau khi phát hiện thấy máy bay của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc ở gần đảo Uotsuri, thuộc quần đảo Senkaku.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng nói rằng vào khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, bốn tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản, ở khu vực gần quần đảo nêu trên. Đó là ngày thứ ba liên tiếp, các tàu của Trung Quốc vi phạm lãnh hải của Nhật Bản.
Đầu giờ chiều ngày 13/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikao Kawai đã triệu Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản Hàn Chí Cường tới Bộ Ngoại giao ở thủ đô Tokyo để phản đối, đồng thời kêu gọi các tàu của Trung Quốc rời khỏi hải phận của Nhật Bản, không để trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, ông Hàn Chí Cường nói rằng quần đảo nêu trên thuộc chủ quyền của Trung Quốc và từ chối chấp nhận kháng nghị của phía Nhật Bản, cho biết sẽ truyền đạt sự phản đối nêu trên về chính phủ trong nước, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc hy vọng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình thông qua việc trao đổi thông tin giữa hai nước./.
(Vietnam+)