Cuối tuần qua, Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết bác bỏ các biện pháp chống phá giá chủ chốt mà Liên minh châu Âu (EU) áp dụng đối với mặt hàng giầy nhập khẩu từ Trung Quốc.
Phán quyết trên nhận thấy Điều 9 (5) trong Quy định Chống bán phá giá Cơ bản của EU không phù hợp với các quy định của WTO.
Phán quyết cũng ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc rằng các quy định của WTO đã ghi rõ trong trường hợp nhập khẩu từ các quốc gia chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, một biên độ và mức thuế riêng phải được định rõ cho mỗi nhà sản xuất và xuất khẩu cụ thể chứ không được áp đặt chung đối với cả quốc gia xuất khẩu.
Ngoài ra, phán quyết khẳng định EU đã vi phạm Hiệp định chống phá giá ở một số khía cạnh như điều tra nguồn gốc hàng hóa hay việc xem xét lại thời điểm dừng việc áp dụng thuế chống bán phá giá.
Trung Quốc và EU bắt đầu gặp nhau để bàn về các biện pháp chống bán phá giá mà EU áp dụng từ tháng 3/2010, song đã không tìm được tiếng nói chung và một tháng sau đó, Trung Quốc yêu cầu WTO thành lập Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Trung Quốc hoan nghênh phán quyết trên và hy vọng EU sẽ không tiếp tục vi phạm Hiệp định chống phá giá, khi thời hạn áp thuế chống phá giá đã kết thúc ngày 31/3/2011. Theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO, hai bên vẫn còn thời hạn 60 ngày để kháng cáo lên cơ quan phúc thẩm.
Tháng 7/2011, Trung Quốc từng giành một chiến thắng tương tự trong vụ kiện EU áp thuế mặt hàng bulông và đinh vít của Trung Quốc mà EU cho rằng bán rẻ một cách bất hợp lý. Trong vụ này, Cơ quan giải quyết tranh chấp cũng lên án cách thức mà EU áp biểu thuế chống lại các nước mà EU coi là chưa có nền kinh tế thị trường như Việt Nam, Trung Quốc và Cuba.
Năm 2006, EU đã áp thuế chống bán phá giá đối với giầy da của Trung Quốc và Việt Nam trong 3 năm cho đến tháng 12/2009 và tiếp tục gia hạn thêm 15 tháng. Điều này đã gây những phản ứng trái ngược ở khu vực Nam Âu vốn có thế mạnh về sản xuất và Bắc Âu vốn thiên về bán lẻ.
Các nhà sản xuất châu Âu nói họ không thể cạnh tranh với giầy giá rẻ nhập khẩu từ châu Á, trong khi các nhà bán lẻ phàn nàn về việc khách hàng của họ phải mua giầy với giá cao hơn./.
Phán quyết trên nhận thấy Điều 9 (5) trong Quy định Chống bán phá giá Cơ bản của EU không phù hợp với các quy định của WTO.
Phán quyết cũng ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc rằng các quy định của WTO đã ghi rõ trong trường hợp nhập khẩu từ các quốc gia chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, một biên độ và mức thuế riêng phải được định rõ cho mỗi nhà sản xuất và xuất khẩu cụ thể chứ không được áp đặt chung đối với cả quốc gia xuất khẩu.
Ngoài ra, phán quyết khẳng định EU đã vi phạm Hiệp định chống phá giá ở một số khía cạnh như điều tra nguồn gốc hàng hóa hay việc xem xét lại thời điểm dừng việc áp dụng thuế chống bán phá giá.
Trung Quốc và EU bắt đầu gặp nhau để bàn về các biện pháp chống bán phá giá mà EU áp dụng từ tháng 3/2010, song đã không tìm được tiếng nói chung và một tháng sau đó, Trung Quốc yêu cầu WTO thành lập Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Trung Quốc hoan nghênh phán quyết trên và hy vọng EU sẽ không tiếp tục vi phạm Hiệp định chống phá giá, khi thời hạn áp thuế chống phá giá đã kết thúc ngày 31/3/2011. Theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO, hai bên vẫn còn thời hạn 60 ngày để kháng cáo lên cơ quan phúc thẩm.
Tháng 7/2011, Trung Quốc từng giành một chiến thắng tương tự trong vụ kiện EU áp thuế mặt hàng bulông và đinh vít của Trung Quốc mà EU cho rằng bán rẻ một cách bất hợp lý. Trong vụ này, Cơ quan giải quyết tranh chấp cũng lên án cách thức mà EU áp biểu thuế chống lại các nước mà EU coi là chưa có nền kinh tế thị trường như Việt Nam, Trung Quốc và Cuba.
Năm 2006, EU đã áp thuế chống bán phá giá đối với giầy da của Trung Quốc và Việt Nam trong 3 năm cho đến tháng 12/2009 và tiếp tục gia hạn thêm 15 tháng. Điều này đã gây những phản ứng trái ngược ở khu vực Nam Âu vốn có thế mạnh về sản xuất và Bắc Âu vốn thiên về bán lẻ.
Các nhà sản xuất châu Âu nói họ không thể cạnh tranh với giầy giá rẻ nhập khẩu từ châu Á, trong khi các nhà bán lẻ phàn nàn về việc khách hàng của họ phải mua giầy với giá cao hơn./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)