Báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Tự nhiên của Anh cho thấy sở dĩ vào thập niên 70 của thế kỷ 20 khí hậu Trái Đất đột nhiên trở nên lạnh giá trong một thời gian ngắn là do Bắc Đại Tây Dương lạnh giá với tốc độ nhanh.
Phát hiện này cung cấp những tư duy mới trong nghiên cứu sự biến đổi khí hậu Trái Đất.
Mặc dù nhiệt độ Trái Đất có xu thế tăng lên kể từ khi loài người bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp, tuy nhiên trong khoảng từ giữa thập niên 60 và giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, khí hậu Trái Đất có một thời gian ngắn đột nhiên trở nên lạnh giá.
Các nhà khoa học Anh và Mỹ phân tích hiện tượng trên đã phát hiện nhiệt độ nước bề mặt Bắc Đại Tây Dương giảm xuống 0,3 độ C kể từ năm 1968 đến năm 1972. Hiện tượng này có mối quan hệ với sự tan chảy của một tảng băng nổi khổng lồ ở Bắc Cực khi đó.
Tảng băng bị tan chảy thành nước ngọt qua đó làm thay đổi nồng độ muối của nước biển ở Bắc Đại Tây Dương, tạo phản ứng phức tạp của các dòng hải lưu và cuối cùng dẫn tới nước biển lạnh ngưng tụ tại bề mặt khiến cho khí hậu trở nên lạnh giá.
Trước đó, các nhà khoa học thường cho rằng vào thập niên 70 của thế kỷ 20, khí hậu Trái Đất đột nhiên lạnh giá trong thời gian ngắn là do sự gia tăng chất ô nhiễm trong tầng khí quyển và sự phản xạ của ánh nắng Mặt Trời.
Tuy nhiên nghiên cứu trên cho thấy sự biến đổi của chất ô nhiễm trong tầng khí quyển là một quá trình lâu dài và không đủ căn cứu để giải thích tốc độ lạnh giá của khí hậu Trái Đất lúc đó.
Nguyên nhân chính khiến khí hậu Trái Đất lạnh giá vào thời điểm đó là do Bắc Đại Tây Dương đột nhiên băng giá trong một thời gian./.
Phát hiện này cung cấp những tư duy mới trong nghiên cứu sự biến đổi khí hậu Trái Đất.
Mặc dù nhiệt độ Trái Đất có xu thế tăng lên kể từ khi loài người bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp, tuy nhiên trong khoảng từ giữa thập niên 60 và giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, khí hậu Trái Đất có một thời gian ngắn đột nhiên trở nên lạnh giá.
Các nhà khoa học Anh và Mỹ phân tích hiện tượng trên đã phát hiện nhiệt độ nước bề mặt Bắc Đại Tây Dương giảm xuống 0,3 độ C kể từ năm 1968 đến năm 1972. Hiện tượng này có mối quan hệ với sự tan chảy của một tảng băng nổi khổng lồ ở Bắc Cực khi đó.
Tảng băng bị tan chảy thành nước ngọt qua đó làm thay đổi nồng độ muối của nước biển ở Bắc Đại Tây Dương, tạo phản ứng phức tạp của các dòng hải lưu và cuối cùng dẫn tới nước biển lạnh ngưng tụ tại bề mặt khiến cho khí hậu trở nên lạnh giá.
Trước đó, các nhà khoa học thường cho rằng vào thập niên 70 của thế kỷ 20, khí hậu Trái Đất đột nhiên lạnh giá trong thời gian ngắn là do sự gia tăng chất ô nhiễm trong tầng khí quyển và sự phản xạ của ánh nắng Mặt Trời.
Tuy nhiên nghiên cứu trên cho thấy sự biến đổi của chất ô nhiễm trong tầng khí quyển là một quá trình lâu dài và không đủ căn cứu để giải thích tốc độ lạnh giá của khí hậu Trái Đất lúc đó.
Nguyên nhân chính khiến khí hậu Trái Đất lạnh giá vào thời điểm đó là do Bắc Đại Tây Dương đột nhiên băng giá trong một thời gian./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)