Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2011 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức đang diễn ra tại Nhà sáng tác Đại Lải ở Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (bắt đầu từ ngày 19/9 đến 4/10/2011). Tại đây những người viết tài ba có mặt nhưng vẫn còn thiếu những người trẻ-rất có thể là những người sẽ tỏa sáng trong trương lai.
Hội tụ các tác giả của ba miền Những ngày này, Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2011 quy tụ 15 tác giả của ba miền Bắc, Trung, Nam đang đi sâu vào giai đoạn "đơm hoa, kết trái" của sáng tạo. Ban tổ chức đã khuyến khích các tác giả tìm tòi đề tài mới từ hiện thực cuộc sống và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong 15 ngày tập trung sáng tác, các tác giả sẽ cùng viết, trao đổi, góp ý và hoàn chỉnh kịch bản để gửi lại Ban tổ chức. Những tác phẩm này sẽ được lựa chọn dự thi viết kịch bản xuất sắc giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và giới thiệu cho các đơn vị nghệ thuật dàn dựng. Trong tình trạng thiếu kịch bản hay và có đủ sức cuốn người xem như hiện tại thì việc tổ chức trại viết là tạo cơ hội cho mỗi tác giả có không gian và tinh thần sáng tạo chung. Không phải là một trại sáng tác "đột xuất" nhưng trại viết được lập vào khoảng thời gian này cho phép người yêu sân khấu có thể gửi gắm hy vọng vào mùa kịch Tết. Lần trước, 19 nhà viết kịch đã đi khảo sát thực tế và sáng tác ở phía Nam, đây là trại sáng tác thứ hai trong năm do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức. Dự kiến, tháng 11, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam sẽ mở trại sáng tác sân khấu tại Nha Trang (Khánh Hòa) dành cho các tác giả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hầu hết các tác giả đã "già" Theo tìm hiểu của phóng viên Vietnam+, trại sáng tác kịch bản sân khấu lần này có sự cố gắng lớn của Hội Nghệ sĩ Sân khấu, trại có mặt bốn tác giả từ phía Nam. Đó là nhà viết kịch Trung Đức được khán giả nhớ đến qua vở kịch về tướng cướp Bạch Hải Đường, tác giả Lê Thu Hạnh được nhớ nhiều với "Bến bờ xa lắc" cùng với hai nữ tác giả đang được mến mộ ở phía Nam là Mỹ Dung và Hoàng Anh. Các tác giả phía Bắc có nhà viết kịch Văn Sử-tác giả kịch bản sân khấu “Vũ điệu tử thần,” tác giả kịch bản Chu Thơm với tác phẩm nối tiếng "Giai nhân và anh hùng" (Bản diễn do NSND Lê Hùng đạo điễn có đổi tên là "Mỹ nhân và anh hùng"). Bên cạnh đó còn có tác giả Phạm Văn Quý với kịch bản nổi tiếng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long có tên "Trọn đời trung hiếu với Thăng Long." Cùng các tác giả tên tuổi khác như Thanh Đạm, Lê Thúy Hiền, Nguyễn Hiếu... Điều đáng nói ở đây là tất cả những người có mặt đều đáng tin cậy và xứng đáng với việc được mời "ở riêng" để có điều kiện sâu lắng, từ đó đem đến những tác phẩm hay cho sân khấu nước nhà. Song tính sơ sơ thì tuổi trung bình của các "bác" cũng cỡ 59-60, tuổi đủ để có trải nghiệm mà viết sâu nhưng có lẽ cần "đột phá" bằng cả những cây bút trẻ thì trại viết mới đa dạng chăng? Theo nhà viết kịch Chu Thơm: "Trước khi đến với trại viết này, các tác giả đã phải lên đề cương rõ ràng và trình với Ban tổ chức trại viết, nếu đề cương thuyết phục thì mới được chọn mời. Sau 15 ngày, trại viết sẽ có thu thập, đánh giá và trao giải cho các tác giả. Chính vì thế không ít tác phẩm hay đã được biết đến sau mùa "vào trại" sáng tác của tác giả. Chỉ có điều người này vào để hình thành và người khác thì để nuôi dưỡng đứa con tinh thần. Chính vì thế mà trại viết là đất tốt cho cây sáng tạo vươn cành xòe tán. Tuy nhiên với nhiều tác giả trẻ thì việc chuẩn bị đề cương đâu vào đấy hoặc hoàn thành tác phẩm rồi đi trại viết để chỉnh sửa và nâng tầm là rất khó. Họ còn xoay xỏa trong vòng quay cuộc sống. Và cũng có thể vì vậy mà họ chưa có độ lùi chiêm nghiệm, nếm trải chăng?
Hội tụ các tác giả của ba miền Những ngày này, Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2011 quy tụ 15 tác giả của ba miền Bắc, Trung, Nam đang đi sâu vào giai đoạn "đơm hoa, kết trái" của sáng tạo. Ban tổ chức đã khuyến khích các tác giả tìm tòi đề tài mới từ hiện thực cuộc sống và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong 15 ngày tập trung sáng tác, các tác giả sẽ cùng viết, trao đổi, góp ý và hoàn chỉnh kịch bản để gửi lại Ban tổ chức. Những tác phẩm này sẽ được lựa chọn dự thi viết kịch bản xuất sắc giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và giới thiệu cho các đơn vị nghệ thuật dàn dựng. Trong tình trạng thiếu kịch bản hay và có đủ sức cuốn người xem như hiện tại thì việc tổ chức trại viết là tạo cơ hội cho mỗi tác giả có không gian và tinh thần sáng tạo chung. Không phải là một trại sáng tác "đột xuất" nhưng trại viết được lập vào khoảng thời gian này cho phép người yêu sân khấu có thể gửi gắm hy vọng vào mùa kịch Tết. Lần trước, 19 nhà viết kịch đã đi khảo sát thực tế và sáng tác ở phía Nam, đây là trại sáng tác thứ hai trong năm do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức. Dự kiến, tháng 11, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam sẽ mở trại sáng tác sân khấu tại Nha Trang (Khánh Hòa) dành cho các tác giả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hầu hết các tác giả đã "già" Theo tìm hiểu của phóng viên Vietnam+, trại sáng tác kịch bản sân khấu lần này có sự cố gắng lớn của Hội Nghệ sĩ Sân khấu, trại có mặt bốn tác giả từ phía Nam. Đó là nhà viết kịch Trung Đức được khán giả nhớ đến qua vở kịch về tướng cướp Bạch Hải Đường, tác giả Lê Thu Hạnh được nhớ nhiều với "Bến bờ xa lắc" cùng với hai nữ tác giả đang được mến mộ ở phía Nam là Mỹ Dung và Hoàng Anh. Các tác giả phía Bắc có nhà viết kịch Văn Sử-tác giả kịch bản sân khấu “Vũ điệu tử thần,” tác giả kịch bản Chu Thơm với tác phẩm nối tiếng "Giai nhân và anh hùng" (Bản diễn do NSND Lê Hùng đạo điễn có đổi tên là "Mỹ nhân và anh hùng"). Bên cạnh đó còn có tác giả Phạm Văn Quý với kịch bản nổi tiếng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long có tên "Trọn đời trung hiếu với Thăng Long." Cùng các tác giả tên tuổi khác như Thanh Đạm, Lê Thúy Hiền, Nguyễn Hiếu... Điều đáng nói ở đây là tất cả những người có mặt đều đáng tin cậy và xứng đáng với việc được mời "ở riêng" để có điều kiện sâu lắng, từ đó đem đến những tác phẩm hay cho sân khấu nước nhà. Song tính sơ sơ thì tuổi trung bình của các "bác" cũng cỡ 59-60, tuổi đủ để có trải nghiệm mà viết sâu nhưng có lẽ cần "đột phá" bằng cả những cây bút trẻ thì trại viết mới đa dạng chăng? Theo nhà viết kịch Chu Thơm: "Trước khi đến với trại viết này, các tác giả đã phải lên đề cương rõ ràng và trình với Ban tổ chức trại viết, nếu đề cương thuyết phục thì mới được chọn mời. Sau 15 ngày, trại viết sẽ có thu thập, đánh giá và trao giải cho các tác giả. Chính vì thế không ít tác phẩm hay đã được biết đến sau mùa "vào trại" sáng tác của tác giả. Chỉ có điều người này vào để hình thành và người khác thì để nuôi dưỡng đứa con tinh thần. Chính vì thế mà trại viết là đất tốt cho cây sáng tạo vươn cành xòe tán. Tuy nhiên với nhiều tác giả trẻ thì việc chuẩn bị đề cương đâu vào đấy hoặc hoàn thành tác phẩm rồi đi trại viết để chỉnh sửa và nâng tầm là rất khó. Họ còn xoay xỏa trong vòng quay cuộc sống. Và cũng có thể vì vậy mà họ chưa có độ lùi chiêm nghiệm, nếm trải chăng?
Yêu cầu đổi mới là bắt buộc Đầu năm 2011, trong bài đánh giá của NSND Lê Tiến Thọ-Chủ tịch Hội Sân khấu Việt Nam nhìn lại sân khấu thời gian gần đây và "ước mơ" về sự phát triển của nghệ thuật sân khấu có nêu: "Chúng ta đang thiếu khám phá để mô tả những tính cách độc đáo, thiếu tìm tòi và mạnh dạn sáng tạo những vẻ riêng biệt trong cá tính những con người … Chính vì vậy, hình ảnh những nhân vật lịch sử trên Sân khấu của chúng ta thường bị giống nhau, chung chung và nhàn nhạt…" |
Nguyễn Anh (Vietnam+)