Nhậm chức trong bối cảnh nước Pháp nói riêng và châu Âu nói chung đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, từ các vấn đề kinh tế đến xã hội, ông Francois Hollande, vị tổng thống đầu tiên của đảng Xã hội Pháp giành chiến thắng lịch sử sau 17 năm, đã phải trải qua thời kỳ “trăng mật” sau bầu cử khá vất vả khi khả năng hành động của chính phủ mới bị coi là còn hạn chế.
Kỳ vọng lớn
Có thể khẳng định, trong 100 ngày đầu cầm quyền, tân Tổng thống Hollande không “ngủ quên” trong chiến thắng mà đã cùng chính phủ mới triển khai hàng hoạt chính sách như ông đã hứa hẹn khi ra tranh cử.
Ngay trong tháng 5/2012, chỉ hai tuần sau khi nhậm chức, ông Hollande đã cho thực hiện việc giảm 30% lương của tổng thống và các bộ trưởng trong chính phủ, thông báo rút binh sỹ Pháp khỏi Afghanistan sớm một năm so với kế hoạch, tuyển thêm 1.000 giáo viên vào các trường tiểu học trong năm học mới.
Tháng Sáu và tháng Bảy, sau khi cánh tả tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp, Chính phủ của Tổng thống Hollande có đà tiếp tục triển khai thêm nhiều chính sách mới rất đáng chú ý như tăng lương tối thiểu, khôi phục tuổi về hưu là 60 tuổi trong một số ngành nghề, tăng trợ cấp cho các gia đình có trẻ đi học.
Đặc biệt, việc ông Hollande thuyết phục các nhà lãnh đạo G8, trong đó có Thủ tướng nước Đức láng giềng, người được coi là có quan điểm khá cứng rắn - bà Angela Merkel, thay đổi chính sách kinh tế châu Âu, theo hướng ưu tiên cho tăng trưởng, hơn là “thắt lưng buộc bụng," được giới chuyên gia nhìn nhận là một thành công đáng kể của nhà lãnh đạo Pháp trên cương vị mới.
Tuyên bố tạm gác lại những bất đồng về giải pháp chống khủng hoảng giữa Paris và Berlin, khẳng định quan hệ Pháp và Đức sẽ tạo niềm tin để “lục địa già” tiến về phía trước, cũng được xem là một trong những quyết tâm của Pháp vực dậy một châu Âu già yếu.
Thất vọng nhiều
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế sa sút gần như về mọi mặt, lạm phát không thuyên giảm, tỷ lệ thất nghiệp liên tiếp tăng cao, nhất là việc Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo nền kinh tế lớn thứ hai trong Eurozone này có thể rơi vào khủng hoảng, đã đặt ra cho tân Tổng thống Hollande một nhiệm vụ hết sức nan giải. Đó là làm sao có thể thực hiện những cam kết khi vận động tranh cử trong hoàn cảnh kinh tế đất nước đang ngày càng khó khăn.
Với mức thâm hụt ngân sách lớn và nợ công cao kỷ lục, việc kinh tế Pháp đạt mức tăng trưởng 0% trong quý 2/2012 đã được coi là khả quan, thậm chí là “thoát hiểm” so với kịch bản rơi vào suy thoái mà nhiều chuyên gia phân tích và cả Ngân hàng trung ương Pháp đều dự báo trước đó. Mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ nay đến năm 2013 càng trở nên khó khăn khi mà Chính phủ đồng thời phải tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế.
Gây bức xúc nhất trong dư luận Pháp thời gian qua có lẽ là việc chính phủ chậm trễ trong việc can thiệp vào kế hoạch sa thải hàng loạt nhân công tại nhiều tập đoàn lớn, điển hình là hãng sản xuất ôtô Peugeot Citroen với tuyên bố cắt giảm đến 8.000 lao động.
Theo giới phân tích, ngoài vấn đề kinh tế, luật pháp và trật tự xã hội đang là điểm yếu của ông Hollande và đây chính là một trong những mục tiêu chỉ trích gần đây của đảng cánh hữu Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP), vốn cho rằng ông Hollande "thụ động" và sợ mạo hiểm trong các vấn đề quốc tế, đặc biệt là các diễn biến bạo lực tại Syria.
Tình trạng bất ổn an ninh gia tăng tại một số nơi ở Pháp, như vụ bạo loạn tại thành phố Amiens cách đây vài ngày, càng khiến chính phủ của đảng Xã hội hứng chịu búa rìu dư luận. Báo chí châu Âu nhận định nước Pháp giờ đây đang là một trong những “mắt xích” yếu của Eurozone, và nguy cơ đi theo vết xe đổ của Hy Lạp, Tây Ban Nha có lẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến do báo Le Figaro thực hiện giữa tháng Tám cho thấy khoảng 54% cử tri được hỏi tỏ ý không mấy hài lòng về những gì mà Tổng thống đã thể hiện. Bên cạnh đó, cũng có tới 51% số người tham gia cho rằng mọi chuyện đã đi theo chiều hướng xấu hơn kể từ khi ông Hollande đắc cử.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận thực tế rằng ông Hollande và chính phủ đã làm được khá nhiều điều trong quãng thời gian không dài qua. Việc ông thực sự thể hiện hình ảnh một vị Tổng thống “bình thường," một phong cách khiêm tốn, giản dị trong lãnh đạo cũng như trong cuộc sống chính là hình ảnh mà người dân Pháp mong đợi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay.
Ai cũng hiểu rằng khi kỳ vọng rất lớn mà hoàn cảnh khách quan quá khó khăn thì việc tạo nên những thay đổi đột phá ngay lập tức là một nhiệm vụ bất khả thi. Và khi kỳ vọng không được đáp ứng nhanh chóng thì thất vọng là khó tránh khỏi. Thái độ không hài lòng của người dân Pháp thể hiện trong cuộc thăm dò chủ yếu là bởi họ chán chường trước một thực tế ảm đạm chung của nền kinh tế.
Con đường mới chỉ bắt đầu và tương lai phía trước còn khá dài để Tổng thống Hollande có thể khẳng định quyết tâm của ông nói riêng và chính phủ nói chung trong công cuộc chinh phục khủng hoảng. Với việc bỏ phiếu cho đảng Xã hội, cử tri Pháp đặt hy vọng lịch sử lặp lại như thời nước Pháp đạt được nhiều thành tựu trong hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Francois Mitterand./.
Kỳ vọng lớn
Có thể khẳng định, trong 100 ngày đầu cầm quyền, tân Tổng thống Hollande không “ngủ quên” trong chiến thắng mà đã cùng chính phủ mới triển khai hàng hoạt chính sách như ông đã hứa hẹn khi ra tranh cử.
Ngay trong tháng 5/2012, chỉ hai tuần sau khi nhậm chức, ông Hollande đã cho thực hiện việc giảm 30% lương của tổng thống và các bộ trưởng trong chính phủ, thông báo rút binh sỹ Pháp khỏi Afghanistan sớm một năm so với kế hoạch, tuyển thêm 1.000 giáo viên vào các trường tiểu học trong năm học mới.
Tháng Sáu và tháng Bảy, sau khi cánh tả tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp, Chính phủ của Tổng thống Hollande có đà tiếp tục triển khai thêm nhiều chính sách mới rất đáng chú ý như tăng lương tối thiểu, khôi phục tuổi về hưu là 60 tuổi trong một số ngành nghề, tăng trợ cấp cho các gia đình có trẻ đi học.
Đặc biệt, việc ông Hollande thuyết phục các nhà lãnh đạo G8, trong đó có Thủ tướng nước Đức láng giềng, người được coi là có quan điểm khá cứng rắn - bà Angela Merkel, thay đổi chính sách kinh tế châu Âu, theo hướng ưu tiên cho tăng trưởng, hơn là “thắt lưng buộc bụng," được giới chuyên gia nhìn nhận là một thành công đáng kể của nhà lãnh đạo Pháp trên cương vị mới.
Tuyên bố tạm gác lại những bất đồng về giải pháp chống khủng hoảng giữa Paris và Berlin, khẳng định quan hệ Pháp và Đức sẽ tạo niềm tin để “lục địa già” tiến về phía trước, cũng được xem là một trong những quyết tâm của Pháp vực dậy một châu Âu già yếu.
Thất vọng nhiều
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế sa sút gần như về mọi mặt, lạm phát không thuyên giảm, tỷ lệ thất nghiệp liên tiếp tăng cao, nhất là việc Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo nền kinh tế lớn thứ hai trong Eurozone này có thể rơi vào khủng hoảng, đã đặt ra cho tân Tổng thống Hollande một nhiệm vụ hết sức nan giải. Đó là làm sao có thể thực hiện những cam kết khi vận động tranh cử trong hoàn cảnh kinh tế đất nước đang ngày càng khó khăn.
Với mức thâm hụt ngân sách lớn và nợ công cao kỷ lục, việc kinh tế Pháp đạt mức tăng trưởng 0% trong quý 2/2012 đã được coi là khả quan, thậm chí là “thoát hiểm” so với kịch bản rơi vào suy thoái mà nhiều chuyên gia phân tích và cả Ngân hàng trung ương Pháp đều dự báo trước đó. Mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ nay đến năm 2013 càng trở nên khó khăn khi mà Chính phủ đồng thời phải tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế.
Gây bức xúc nhất trong dư luận Pháp thời gian qua có lẽ là việc chính phủ chậm trễ trong việc can thiệp vào kế hoạch sa thải hàng loạt nhân công tại nhiều tập đoàn lớn, điển hình là hãng sản xuất ôtô Peugeot Citroen với tuyên bố cắt giảm đến 8.000 lao động.
Theo giới phân tích, ngoài vấn đề kinh tế, luật pháp và trật tự xã hội đang là điểm yếu của ông Hollande và đây chính là một trong những mục tiêu chỉ trích gần đây của đảng cánh hữu Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP), vốn cho rằng ông Hollande "thụ động" và sợ mạo hiểm trong các vấn đề quốc tế, đặc biệt là các diễn biến bạo lực tại Syria.
Tình trạng bất ổn an ninh gia tăng tại một số nơi ở Pháp, như vụ bạo loạn tại thành phố Amiens cách đây vài ngày, càng khiến chính phủ của đảng Xã hội hứng chịu búa rìu dư luận. Báo chí châu Âu nhận định nước Pháp giờ đây đang là một trong những “mắt xích” yếu của Eurozone, và nguy cơ đi theo vết xe đổ của Hy Lạp, Tây Ban Nha có lẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến do báo Le Figaro thực hiện giữa tháng Tám cho thấy khoảng 54% cử tri được hỏi tỏ ý không mấy hài lòng về những gì mà Tổng thống đã thể hiện. Bên cạnh đó, cũng có tới 51% số người tham gia cho rằng mọi chuyện đã đi theo chiều hướng xấu hơn kể từ khi ông Hollande đắc cử.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận thực tế rằng ông Hollande và chính phủ đã làm được khá nhiều điều trong quãng thời gian không dài qua. Việc ông thực sự thể hiện hình ảnh một vị Tổng thống “bình thường," một phong cách khiêm tốn, giản dị trong lãnh đạo cũng như trong cuộc sống chính là hình ảnh mà người dân Pháp mong đợi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay.
Ai cũng hiểu rằng khi kỳ vọng rất lớn mà hoàn cảnh khách quan quá khó khăn thì việc tạo nên những thay đổi đột phá ngay lập tức là một nhiệm vụ bất khả thi. Và khi kỳ vọng không được đáp ứng nhanh chóng thì thất vọng là khó tránh khỏi. Thái độ không hài lòng của người dân Pháp thể hiện trong cuộc thăm dò chủ yếu là bởi họ chán chường trước một thực tế ảm đạm chung của nền kinh tế.
Con đường mới chỉ bắt đầu và tương lai phía trước còn khá dài để Tổng thống Hollande có thể khẳng định quyết tâm của ông nói riêng và chính phủ nói chung trong công cuộc chinh phục khủng hoảng. Với việc bỏ phiếu cho đảng Xã hội, cử tri Pháp đặt hy vọng lịch sử lặp lại như thời nước Pháp đạt được nhiều thành tựu trong hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Francois Mitterand./.
Phương Hoa (TTXVN)