Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh báo rằng cuộc điều tra do Ủy ban châu Âu (EC) tiến hành đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc có thể "hủy hoại" nỗ lực của Bắc Kinh trong việc tham gia cứu trợ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
EC vừa tiến hành điều tra chống bán phá giá và trợ giá đối với các sản phẩm thép tấm phủ (chủ yếu được sử dụng trong ngành xây dựng) nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi nhận được đơn khiếu kiện của các nhà sản xuất thép trong khu vực. Nếu tìm thấy các bằng chứng về bán phá giá và trợ giá bất hợp pháp, EU có thể áp thuế nhập khẩu tạm thời đối với thép Trung Quốc từ tháng 9 tới.
Trong thông cáo được đăng tải trên website chính thức, Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng với quyết định điều tra trên, đồng thời cho hay động thái này "đã gửi một thông điệp sai lệch cho chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thế giới." Bộ này cho rằng "cuộc điều tra không chỉ phủ bóng lên hoạt động buôn bán thép Trung Quốc-EU, mà còn ảnh hưởng xấu đến nỗ lực phối hợp giữa Trung Quốc với châu Âu để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công tại lục địa già này."
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hồi đầu tháng 2/2012 cũng bày tỏ sự quan ngại về tranh chấp thương mại Trung Quốc-EU, song ông vẫn khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục mua trái phiếu của châu Âu để cùng với Mỹ tham gia cứu trợ Eurozone.
Đầu tháng 1/2012, Hiệp hội thép châu Âu (Eurofer) cho biết các công ty thép ở châu lục này đã đệ đơn kiện lên EC để chống trợ giá đối với thép của Trung Quốc xuất sang thị trường châu Âu. Đây là hành động thứ hai của Eurofer nhằm vào thép nhập khẩu từ Trung Quốc sau lần Hiệp hội này kêu gọi EC tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với thép phủ hữu cơ (OCS) của Trung Quốc (được sử dụng trong lĩnh vực chế tạo ô tô và xây dựng).
Trong đơn kiện chống trợ giá lần này, Eurofer nói họ có bằng chứng về việc Chính phủ Trung Quốc đã có một loạt biện pháp trợ giá lớn cho ngành sản xuất thép trong nước, như các khoản cho vay ưu đãi, trợ cấp, miễn thuế và các nguồn cung giá rẻ trong toàn ngành thép từ khâu đầu tư, sản xuất, bán hàng đến xuất khẩu. Theo tuyên bố đăng trên trang web của EC, cả hai cuộc điều tra nhằm vào thép nhập khẩu từ Trung Quốc có thể kéo dài tới 15 tháng./.
EC vừa tiến hành điều tra chống bán phá giá và trợ giá đối với các sản phẩm thép tấm phủ (chủ yếu được sử dụng trong ngành xây dựng) nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi nhận được đơn khiếu kiện của các nhà sản xuất thép trong khu vực. Nếu tìm thấy các bằng chứng về bán phá giá và trợ giá bất hợp pháp, EU có thể áp thuế nhập khẩu tạm thời đối với thép Trung Quốc từ tháng 9 tới.
Trong thông cáo được đăng tải trên website chính thức, Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng với quyết định điều tra trên, đồng thời cho hay động thái này "đã gửi một thông điệp sai lệch cho chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thế giới." Bộ này cho rằng "cuộc điều tra không chỉ phủ bóng lên hoạt động buôn bán thép Trung Quốc-EU, mà còn ảnh hưởng xấu đến nỗ lực phối hợp giữa Trung Quốc với châu Âu để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công tại lục địa già này."
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hồi đầu tháng 2/2012 cũng bày tỏ sự quan ngại về tranh chấp thương mại Trung Quốc-EU, song ông vẫn khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục mua trái phiếu của châu Âu để cùng với Mỹ tham gia cứu trợ Eurozone.
Đầu tháng 1/2012, Hiệp hội thép châu Âu (Eurofer) cho biết các công ty thép ở châu lục này đã đệ đơn kiện lên EC để chống trợ giá đối với thép của Trung Quốc xuất sang thị trường châu Âu. Đây là hành động thứ hai của Eurofer nhằm vào thép nhập khẩu từ Trung Quốc sau lần Hiệp hội này kêu gọi EC tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với thép phủ hữu cơ (OCS) của Trung Quốc (được sử dụng trong lĩnh vực chế tạo ô tô và xây dựng).
Trong đơn kiện chống trợ giá lần này, Eurofer nói họ có bằng chứng về việc Chính phủ Trung Quốc đã có một loạt biện pháp trợ giá lớn cho ngành sản xuất thép trong nước, như các khoản cho vay ưu đãi, trợ cấp, miễn thuế và các nguồn cung giá rẻ trong toàn ngành thép từ khâu đầu tư, sản xuất, bán hàng đến xuất khẩu. Theo tuyên bố đăng trên trang web của EC, cả hai cuộc điều tra nhằm vào thép nhập khẩu từ Trung Quốc có thể kéo dài tới 15 tháng./.
Trang Nhung (TTXVN)