Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ngày 19/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chúc mừng ông Bùi Thế Duy được giao trọng trách mới, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tin tưởng Thứ trưởng Bùi Thế Duy sẽ luôn là người lãnh đạo gương mẫu, trí tuệ, mẫn cán.

Thời gian tới, Thứ trưởng Bùi Thế Duy sẽ tiếp tục phát huy được năng lực, sở trường, phấn đấu để đạt kết quả công việc cao hơn nữa cùng với tập thể lãnh đạo Bộ và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao.

Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, tân Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đã bày tỏ xúc động, vinh dự nhận được sự tín nhiệm của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh và các lãnh đạo Bộ; đồng thời nguyện tiếp tục ra sức phấn đấu, gương mẫu, rèn luyện về mọi mặt, nỗ lực nâng cao năng lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn ngành./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.