Lễ ký thỏa thuận hợp tác "Giáo dục trẻ em trong tình trạng khẩn cấp tại Việt Nam" vừa được tổ chức ngày 1/6 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo Trần Quang Quý; bà Lotta Sylwander, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) và ông Phạm Sinh Huy, Giám đốc Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam (SC) đã ký thỏa thuận trên.
Thỏa thuận hợp tác này nhằm tăng cường hơn nữa công tác chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thảm họa cho ngành giáo dục trong trường hợp khẩn cấp, thông qua việc nâng cao hiệu quả điều phối và năng lực của ngành nhằm đảm bảo trẻ em được duy trì học tập và đảm bảo có chất lượng giáo dục trong những trường hợp xảy ra thảm họa.
Theo Thỏa thuận, từ năm 2011-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đảm bảo lồng ghép các hoạt động giáo dục liên quan đến chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thiên tai vào chiến lược 10 năm của Chính phủ, kế hoạch 5 năm của ngành giáo dục và vào kế hoạch hàng năm của ngành giáo dục.
Bộ sẽ hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch chuẩn bị dự phòng khẩn cấp vào nội dung kế hoạch chuẩn bị dự phòng thiên tai và giáo dục trong trường hợp khẩn cấp; theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch; xây dựng và triển khai chiến lược nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý giáo dục cấp Trung ương, bao gồm việc xây dựng và phát triển tài liệu Quốc gia chuẩn về nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh.
UNICEF sẽ chịu trách nhiệm huy động các nguồn lực dưới các hình thức kêu gọi ủng hộ tổng hợp, vận động phân bố các nguồn hỗ trợ một cách hợp lý và chia sẻ thông tin về giáo dục khẩn cấp với các nhà tài trợ; cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ tăng cường năng lực của Bộ Giáo dục về chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thiên tai trong giáo dục khẩn cấp Trung ương và địa phương nơi UNICEF có hoạt động hỗ trợ.
SC sẽ tham gia kết nối với các tổ chức và mạng lưới quốc tế để chia sẻ, học hỏi và phổ biến các điển hình tốt về giáo dục khẩn cấp; cung cấp thiết bị vật tư hỗ trợ giáo dục trong trường hợp khẩn cấp để hỗ trợ thêm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo; phối hợp xây dựng và sử dụng các công cụ quản lý thông tin và đánh giá đã được chuẩn hóa (trước, trong và sau thảm họa), hỗ trợ cán bộ quản lý giáo dục địa phương trong việc sử dụng bộ công cụ đánh giá và tham gia vào quá trình đánh giá giáo dục.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý khẳng định rằng để ứng phó với thiên tai, mỗi nhà trường cần trở thành "một pháo đài" để bảo vệ trẻ em và các thành viên khác trong cộng đồng: đó là mỗi học sinh phải được giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường; những biến đổi khí hậu hiện nay và cách ứng phó với những hậu quả do những biến đổi khí hậu gây nên, trang bị cho các em những kỹ năng để có thể ứng phó với những hiểm họa, thiên tai.
Các em còn được học cách tổ chức các hoạt động truyền thông, cứu trợ khi có thiên tai xảy ra, dạy bơi cho trẻ em; cần được cung cấp những kỹ năng chia sẻ, cảm thông, biết giúp đỡ những người bị nạn, giúp đỡ cha mẹ khi thiên tai xảy ra.
Thứ trưởng hy vọng, những hoạt động này sẽ góp phần đào tạo những thế hệ công dân Việt Nam có kiến thức sâu sắc về phòng, chống thiên tai và có kỹ năng để chủ động ứng phó, phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững.
Bà Lotta Sylwander, Trưởng Đại diện UNICEF và và ông Phạm Sinh Huy, Giám đốc Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam (SC) đều cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong nâng cao năng lực chuẩn bị ứng phó với tình hình khẩn cấp, giảm thiểu rủi ro thiên tai, cũng như sẵn sàng cung cấp hàng cứu trợ khẩn cấp cho trường học để giảm tối đa việc học tập của học sinh bị gián đoạn do thiên tai.
UNICEF và CS đều là các tổ chức có kinh nghiệm trong hỗ trợ các quốc gia ứng phó về giáo dục trong những hoàn cảnh khẩn cấp. Do vậy, UNICEF và CS hy vọng sẽ giúp Việt Nam hạn chế được những gián đoạn quá trình học tập của trẻ trong tương lai, giúp trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân và gia đình./.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo Trần Quang Quý; bà Lotta Sylwander, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) và ông Phạm Sinh Huy, Giám đốc Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam (SC) đã ký thỏa thuận trên.
Thỏa thuận hợp tác này nhằm tăng cường hơn nữa công tác chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thảm họa cho ngành giáo dục trong trường hợp khẩn cấp, thông qua việc nâng cao hiệu quả điều phối và năng lực của ngành nhằm đảm bảo trẻ em được duy trì học tập và đảm bảo có chất lượng giáo dục trong những trường hợp xảy ra thảm họa.
Theo Thỏa thuận, từ năm 2011-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đảm bảo lồng ghép các hoạt động giáo dục liên quan đến chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thiên tai vào chiến lược 10 năm của Chính phủ, kế hoạch 5 năm của ngành giáo dục và vào kế hoạch hàng năm của ngành giáo dục.
Bộ sẽ hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch chuẩn bị dự phòng khẩn cấp vào nội dung kế hoạch chuẩn bị dự phòng thiên tai và giáo dục trong trường hợp khẩn cấp; theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch; xây dựng và triển khai chiến lược nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý giáo dục cấp Trung ương, bao gồm việc xây dựng và phát triển tài liệu Quốc gia chuẩn về nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh.
UNICEF sẽ chịu trách nhiệm huy động các nguồn lực dưới các hình thức kêu gọi ủng hộ tổng hợp, vận động phân bố các nguồn hỗ trợ một cách hợp lý và chia sẻ thông tin về giáo dục khẩn cấp với các nhà tài trợ; cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ tăng cường năng lực của Bộ Giáo dục về chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thiên tai trong giáo dục khẩn cấp Trung ương và địa phương nơi UNICEF có hoạt động hỗ trợ.
SC sẽ tham gia kết nối với các tổ chức và mạng lưới quốc tế để chia sẻ, học hỏi và phổ biến các điển hình tốt về giáo dục khẩn cấp; cung cấp thiết bị vật tư hỗ trợ giáo dục trong trường hợp khẩn cấp để hỗ trợ thêm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo; phối hợp xây dựng và sử dụng các công cụ quản lý thông tin và đánh giá đã được chuẩn hóa (trước, trong và sau thảm họa), hỗ trợ cán bộ quản lý giáo dục địa phương trong việc sử dụng bộ công cụ đánh giá và tham gia vào quá trình đánh giá giáo dục.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý khẳng định rằng để ứng phó với thiên tai, mỗi nhà trường cần trở thành "một pháo đài" để bảo vệ trẻ em và các thành viên khác trong cộng đồng: đó là mỗi học sinh phải được giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường; những biến đổi khí hậu hiện nay và cách ứng phó với những hậu quả do những biến đổi khí hậu gây nên, trang bị cho các em những kỹ năng để có thể ứng phó với những hiểm họa, thiên tai.
Các em còn được học cách tổ chức các hoạt động truyền thông, cứu trợ khi có thiên tai xảy ra, dạy bơi cho trẻ em; cần được cung cấp những kỹ năng chia sẻ, cảm thông, biết giúp đỡ những người bị nạn, giúp đỡ cha mẹ khi thiên tai xảy ra.
Thứ trưởng hy vọng, những hoạt động này sẽ góp phần đào tạo những thế hệ công dân Việt Nam có kiến thức sâu sắc về phòng, chống thiên tai và có kỹ năng để chủ động ứng phó, phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững.
Bà Lotta Sylwander, Trưởng Đại diện UNICEF và và ông Phạm Sinh Huy, Giám đốc Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam (SC) đều cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong nâng cao năng lực chuẩn bị ứng phó với tình hình khẩn cấp, giảm thiểu rủi ro thiên tai, cũng như sẵn sàng cung cấp hàng cứu trợ khẩn cấp cho trường học để giảm tối đa việc học tập của học sinh bị gián đoạn do thiên tai.
UNICEF và CS đều là các tổ chức có kinh nghiệm trong hỗ trợ các quốc gia ứng phó về giáo dục trong những hoàn cảnh khẩn cấp. Do vậy, UNICEF và CS hy vọng sẽ giúp Việt Nam hạn chế được những gián đoạn quá trình học tập của trẻ trong tương lai, giúp trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân và gia đình./.
Ngọc Anh (TTXVN/Vietnam+)