Tiến sĩ Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết học chữ, làm toán trước khi đi học là do xã hội ép học sinh làm quá khả năng, học sinh đang phải thỏa mãn tâm lý “bệnh thành tích” của bố mẹ là chính.
Khi nghiên cứu khung chương trình, các chuyên gia, các nhà giáo dục đã phải tìm hiểu rất kỹ về độ tuổi thích hợp để đi học. Có nhiều người không muốn con vất vả, không cho học sớm nhưng khi thấy con bị bạn bè “bỏ xa” trong học tập thì lại cuống cuồng tìm lớp “ôn tập.”
Các bậc cha mẹ khi thấy con vào lớp 1 tiếp thu bài nhanh hơn các bạn thì vui mừng cho rằng: con mình học giỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, theo các chuyên gia giáo dục thì việc trẻ lớp 1 học trước không mang lại lợi ích gì nhiều cho trẻ.
Trẻ có thể tiếp thu nhanh hơn các bạn do đã được học trước nhưng dễ dẫn đến tình trạng trẻ chủ quan, lơ là bài học trên lớp vì các bài đó đều đã được học rồi. Thế là dẫn đến tình trạng “bơi” ra học trước, “bơi” ra học thêm và đến giờ học chính thì... lăn ra ngủ vì mệt, vì chán những kiến thức “cũ.”
Thêm vào đó, chương trình đề ra cho cả năm học được “tua” nhanh trong vài tháng hè sẽ dẫn đến việc trẻ học gì cũng qua loa, kiến thức gì cũng biết nhưng không nắm được chắc điều gì.
Chị Thu Vân (Khương Thượng, Hà Nội) có hai con trai học lớp 7 và lớp 2 cho biết con trai lớn của chị cách đây bảy năm cũng từng rất vất vả thi tuyển vào lớp 1. Năm đó cháu dự kiến thi vào trường tiểu học Đoàn Thị Điểm nên suốt một tháng trời, ngày nào cũng đi xe bus hơn chục cây số từ Đống Đa đến tận Từ Liêm để "học ôn." Tới kỳ thi, các cháu ngồi riêng một khu vực, bố mẹ căng thẳng chờ đợi bên ngoài như thi đại học.
Tới cháu thứ hai, chị không cho con học vất vả như vậy nữa, con trai thứ hai của chị đến tuổi đi học chỉ học sớm một tháng trước khi bắt đầu năm học và chỉ học một tuần/buổi với mục đích làm quen với việc học, không học quá nặng như anh trai và khi vào tiểu học, cháu thứ hai của chị cũng không bị bạn bè bỏ xa mà vẫn theo học bình thường.
Chị cho rằng, việc học thi, học trước lớp 1 của trẻ chủ yếu do tâm lý bố mẹ, giống như khi con trai đầu của chị thi vào lớp 1 là "phong trào," cả khu tập thể của chị hơn chục cháu đều đua nhau thi vào trường Đoàn Thị Điểm, đua nhau học thi, đua nhau học trước.
Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết chủ trương của ngành giáo dục là không cho trẻ học trước chương trình lớp 1. Tháng 9/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản "cấm dạy trước cho trẻ vào lớp 1."
Ngay ở trường mầm non cũng có sự chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng chương trình dạy làm quen với chữ cái và con số, và khi vào lớp 1 trẻ sẽ thực sự được dạy theo chương trình đúng chuẩn. Chương trình của tiểu học không yêu cầu về kiến thức quá nặng, yêu cầu quan trọng nhất của giáo dục tiểu học là trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trẻ bốn tuổi có thể tiếp thu kiến thức môn toán, môn văn nhưng về tinh thần thì trẻ sẽ không khỏe mạnh vì thể chất không đủ, trẻ sẽ trở nên còi cọc, chậm lớn, bị sức ép học hành làm mệt mỏi và không đủ tinh thần cũng như sức khỏe để học tiếp lên bậc học cao hơn.
Việc ép trẻ học sớm, nhất là việc “luyện chữ” đòi hỏi phải tập trung cao sẽ khiến trẻ cảm thấy vất vả, nhất là với trẻ em trai, tâm lý hiếu động sẽ khó có thể ngồi im làm bài và khi viết chữ xấu, không tiếp thu được bài sẽ dẫn đến tâm lý tự ti, chán học và thậm chí là sợ học, muốn trốn học.
Vì vậy, nên để trẻ vào lớp 1 sẽ bắt đầu học tập và rèn luyện. Thời gian đầu có thể trẻ chưa tập trung vào học tập, viết nguệch ngoạc... nhưng đó là bình thường và trẻ sẽ dần bắt nhịp và học tốt.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cũng khẳng định nếu trường hợp trẻ có kết quả học tập cuối kỳ trong những năm đầu cấp 1 thấp thì không phải trẻ không theo kịp bạn bè hay học kém, mà do nhiều nguyên nhân như có thể do trẻ chưa quen với cách học tập mới, có thể trẻ hiếu động...
Nếu kết quả thi cuối kỳ của trẻ thấp thì các bậc cha mẹ cũng không cần lo lắng vì Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh có thể thi lại tới ba lần. Nếu sau khi thi ba lần mà kết quả vẫn không đạt thì sẽ được học ôn trong hè để thi lại.
Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh không biết rõ cách thức thi tuyển nên cứ ép con cái phải học nâng cao như một số cháu định học ở các lớp “tăng cường tiếng Anh" thường bị ép học thêm ngoại ngữ, trau dồi ngữ pháp.
Nhưng thực tế, khi xét tuyển các lớp này, giáo viên chỉ căn cứ vào phản xạ ngôn ngữ của trẻ là chính. Theo nhiều giáo viên tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ lớn như Apollo, Language Link... thì ở độ tuổi vào lớp 1, chỉ cần trẻ lanh lợi, có năng lực ngôn ngữ như nói năng rõ ràng, tròn vành rõ chữ... là có thể tiếp thu ngoại ngữ tốt, đủ khả năng vào các lớp “tiếng Anh tăng cường” mà không cần phải ép trẻ học sớm.
Đó là còn chưa kể, các trung tâm “luyện chữ,” “luyện văn hóa” cho trẻ lớp 1 không phải trung tâm nào cũng dạy đúng phương pháp. Hệ quả là nhiều trẻ sau khi được “rèn chữ” thì thường xuyên cầm bút sai quy cách, ngồi sai tư thế... và các cô giáo lớp 1 phàn nàn rằng các trường hợp này sửa sai rất khó vì trẻ đã quen tư thế sai.
Nhiều trẻ còn mắc các tật học đường như cong vẹo cột sống, cận thị... vì lớp học ôn không đủ sáng, bàn ghế không đúng chuẩn./.
Khi nghiên cứu khung chương trình, các chuyên gia, các nhà giáo dục đã phải tìm hiểu rất kỹ về độ tuổi thích hợp để đi học. Có nhiều người không muốn con vất vả, không cho học sớm nhưng khi thấy con bị bạn bè “bỏ xa” trong học tập thì lại cuống cuồng tìm lớp “ôn tập.”
Các bậc cha mẹ khi thấy con vào lớp 1 tiếp thu bài nhanh hơn các bạn thì vui mừng cho rằng: con mình học giỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, theo các chuyên gia giáo dục thì việc trẻ lớp 1 học trước không mang lại lợi ích gì nhiều cho trẻ.
Trẻ có thể tiếp thu nhanh hơn các bạn do đã được học trước nhưng dễ dẫn đến tình trạng trẻ chủ quan, lơ là bài học trên lớp vì các bài đó đều đã được học rồi. Thế là dẫn đến tình trạng “bơi” ra học trước, “bơi” ra học thêm và đến giờ học chính thì... lăn ra ngủ vì mệt, vì chán những kiến thức “cũ.”
Thêm vào đó, chương trình đề ra cho cả năm học được “tua” nhanh trong vài tháng hè sẽ dẫn đến việc trẻ học gì cũng qua loa, kiến thức gì cũng biết nhưng không nắm được chắc điều gì.
Chị Thu Vân (Khương Thượng, Hà Nội) có hai con trai học lớp 7 và lớp 2 cho biết con trai lớn của chị cách đây bảy năm cũng từng rất vất vả thi tuyển vào lớp 1. Năm đó cháu dự kiến thi vào trường tiểu học Đoàn Thị Điểm nên suốt một tháng trời, ngày nào cũng đi xe bus hơn chục cây số từ Đống Đa đến tận Từ Liêm để "học ôn." Tới kỳ thi, các cháu ngồi riêng một khu vực, bố mẹ căng thẳng chờ đợi bên ngoài như thi đại học.
Tới cháu thứ hai, chị không cho con học vất vả như vậy nữa, con trai thứ hai của chị đến tuổi đi học chỉ học sớm một tháng trước khi bắt đầu năm học và chỉ học một tuần/buổi với mục đích làm quen với việc học, không học quá nặng như anh trai và khi vào tiểu học, cháu thứ hai của chị cũng không bị bạn bè bỏ xa mà vẫn theo học bình thường.
Chị cho rằng, việc học thi, học trước lớp 1 của trẻ chủ yếu do tâm lý bố mẹ, giống như khi con trai đầu của chị thi vào lớp 1 là "phong trào," cả khu tập thể của chị hơn chục cháu đều đua nhau thi vào trường Đoàn Thị Điểm, đua nhau học thi, đua nhau học trước.
Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết chủ trương của ngành giáo dục là không cho trẻ học trước chương trình lớp 1. Tháng 9/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản "cấm dạy trước cho trẻ vào lớp 1."
Ngay ở trường mầm non cũng có sự chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng chương trình dạy làm quen với chữ cái và con số, và khi vào lớp 1 trẻ sẽ thực sự được dạy theo chương trình đúng chuẩn. Chương trình của tiểu học không yêu cầu về kiến thức quá nặng, yêu cầu quan trọng nhất của giáo dục tiểu học là trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trẻ bốn tuổi có thể tiếp thu kiến thức môn toán, môn văn nhưng về tinh thần thì trẻ sẽ không khỏe mạnh vì thể chất không đủ, trẻ sẽ trở nên còi cọc, chậm lớn, bị sức ép học hành làm mệt mỏi và không đủ tinh thần cũng như sức khỏe để học tiếp lên bậc học cao hơn.
Việc ép trẻ học sớm, nhất là việc “luyện chữ” đòi hỏi phải tập trung cao sẽ khiến trẻ cảm thấy vất vả, nhất là với trẻ em trai, tâm lý hiếu động sẽ khó có thể ngồi im làm bài và khi viết chữ xấu, không tiếp thu được bài sẽ dẫn đến tâm lý tự ti, chán học và thậm chí là sợ học, muốn trốn học.
Vì vậy, nên để trẻ vào lớp 1 sẽ bắt đầu học tập và rèn luyện. Thời gian đầu có thể trẻ chưa tập trung vào học tập, viết nguệch ngoạc... nhưng đó là bình thường và trẻ sẽ dần bắt nhịp và học tốt.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cũng khẳng định nếu trường hợp trẻ có kết quả học tập cuối kỳ trong những năm đầu cấp 1 thấp thì không phải trẻ không theo kịp bạn bè hay học kém, mà do nhiều nguyên nhân như có thể do trẻ chưa quen với cách học tập mới, có thể trẻ hiếu động...
Nếu kết quả thi cuối kỳ của trẻ thấp thì các bậc cha mẹ cũng không cần lo lắng vì Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh có thể thi lại tới ba lần. Nếu sau khi thi ba lần mà kết quả vẫn không đạt thì sẽ được học ôn trong hè để thi lại.
Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh không biết rõ cách thức thi tuyển nên cứ ép con cái phải học nâng cao như một số cháu định học ở các lớp “tăng cường tiếng Anh" thường bị ép học thêm ngoại ngữ, trau dồi ngữ pháp.
Nhưng thực tế, khi xét tuyển các lớp này, giáo viên chỉ căn cứ vào phản xạ ngôn ngữ của trẻ là chính. Theo nhiều giáo viên tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ lớn như Apollo, Language Link... thì ở độ tuổi vào lớp 1, chỉ cần trẻ lanh lợi, có năng lực ngôn ngữ như nói năng rõ ràng, tròn vành rõ chữ... là có thể tiếp thu ngoại ngữ tốt, đủ khả năng vào các lớp “tiếng Anh tăng cường” mà không cần phải ép trẻ học sớm.
Đó là còn chưa kể, các trung tâm “luyện chữ,” “luyện văn hóa” cho trẻ lớp 1 không phải trung tâm nào cũng dạy đúng phương pháp. Hệ quả là nhiều trẻ sau khi được “rèn chữ” thì thường xuyên cầm bút sai quy cách, ngồi sai tư thế... và các cô giáo lớp 1 phàn nàn rằng các trường hợp này sửa sai rất khó vì trẻ đã quen tư thế sai.
Nhiều trẻ còn mắc các tật học đường như cong vẹo cột sống, cận thị... vì lớp học ôn không đủ sáng, bàn ghế không đúng chuẩn./.
N.Anh (TTXVN/Vietnam+)