Khi thế giới đang lên án CHDCND Triều Tiên vì tiến hành thử hạt nhân, các cơn sóng địa chấn từ chính trường quốc tế đã ảnh hưởng tới đời sống thường nhật của trẻ em Triều Tiên thiểu số sống tại Nhật Bản. Những đứa trẻ chưa từng sống dưới chính quyền Triều Tiên đang đối mặt với cơn giận của người Nhật Bản. Các trường học nơi nhiều đứa trẻ Triều Tiên đang theo học đã bị Nhật Bản rút vốn, khiến nhiều học sinh và các phụ huynh băn khoăn vì sao họ lại bị trừng phạt vì điều mà họ không thể kiểm soát được. "Mỗi lần có chuyện gì đó xảy ra ở quê hương Triều Tiên của chúng tôi, những đứa trẻ Triều Tiên lại bị quấy rối bằng lời nói và hành động của những người vừa xem tin tức xong" - Kim Su-Hong, một học sinh 17 tuổi ở một ngôi trường nằm tại Yokohama, gần Tokyo cho biết - "Thực tế tình trạng phân biệt đối xử diễn ra mỗi ngày nhằm vào chúng tôi thực sự gây tổn thương".
Ủng hộ miền Bắc Có khoảng 500.000 người Triều Tiên thiểu số sống ở Nhật Bản, phần lớn là các hậu duệ của những người dân nhập cư và công nhân bị buộc phải lao động dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên. Rất nhiều người gần như ở trong tình trạng không nhà nước, do đã từ bỏ quốc tịch Nhật Bản sau khi phát xít Nhật bại trận hồi năm 1945. Họ vẫn tiếp tục sống mà không có quyền bầu cử ở Nhật Bản. Khi Triều Tiên bị chia đôi vào năm 1953, họ bị buộc phải lựa chọn giữa việc ngả về phía Seoul với Mỹ đứng sau chống lưng, hoặc ngả về Bình Nhưỡng được Bắc Kinh ủng hộ. Nhiều người cảm thấy chính quyền ở miền Nam đã bỏ rơi người Hàn Quốc tại Nhật Bản nên đã ngả về các tổ chức đã cấp tiền một cách hào phóng của miền Bắc, vốn được thành lập bởi nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành. Theo Tổng hội cư dân Triều Tiên sống ở Nhật Bản, kể từ năm 1957, tổng cộng có 48 tỷ yen (511 triệu USD) đã được gửi từ Triều Tiên sang Nhật Bản, hỗ trợ khoảng 70 trường học Triều Tiên thiểu số trên khắp đất Nhật Bản. Các trường học này thường treo các bức chân dung của hai nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il trong các lớp học. Nhiều bậc phụ huynh và các giáo viên nói rằng việc này để thể hiện lòng biết ơn của họ với sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo. Cho tới gần đây, những người học này cũng được nhận cùng một sự hỗ trợ của chính quyền như mọi trường học ngoại quốc khác trên đất Nhật.
Ủng hộ miền Bắc Có khoảng 500.000 người Triều Tiên thiểu số sống ở Nhật Bản, phần lớn là các hậu duệ của những người dân nhập cư và công nhân bị buộc phải lao động dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên. Rất nhiều người gần như ở trong tình trạng không nhà nước, do đã từ bỏ quốc tịch Nhật Bản sau khi phát xít Nhật bại trận hồi năm 1945. Họ vẫn tiếp tục sống mà không có quyền bầu cử ở Nhật Bản. Khi Triều Tiên bị chia đôi vào năm 1953, họ bị buộc phải lựa chọn giữa việc ngả về phía Seoul với Mỹ đứng sau chống lưng, hoặc ngả về Bình Nhưỡng được Bắc Kinh ủng hộ. Nhiều người cảm thấy chính quyền ở miền Nam đã bỏ rơi người Hàn Quốc tại Nhật Bản nên đã ngả về các tổ chức đã cấp tiền một cách hào phóng của miền Bắc, vốn được thành lập bởi nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành. Theo Tổng hội cư dân Triều Tiên sống ở Nhật Bản, kể từ năm 1957, tổng cộng có 48 tỷ yen (511 triệu USD) đã được gửi từ Triều Tiên sang Nhật Bản, hỗ trợ khoảng 70 trường học Triều Tiên thiểu số trên khắp đất Nhật Bản. Các trường học này thường treo các bức chân dung của hai nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il trong các lớp học. Nhiều bậc phụ huynh và các giáo viên nói rằng việc này để thể hiện lòng biết ơn của họ với sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo. Cho tới gần đây, những người học này cũng được nhận cùng một sự hỗ trợ của chính quyền như mọi trường học ngoại quốc khác trên đất Nhật.
Một lớp học Triều Tiên ở Yokohama (Nguồn: AFP)
Nhưng sau màn thử tên lửa và nhất là thử hạt nhân diễn ra hôm 12/2 vừa qua, chính quyền địa phương ở tỉnh Kanagawa của Nhật Bản đã quyết định ngừng khoản trợ cấp thường niên trị giá 60 triệu yen cho 5 ngôi trường trong khu vực. Thống đốc Yuji Kuroiwa thông báo rằng sau 35 năm giúp đỡ xây dựng các trường học, ông không còn tìm được lý do chính đáng để tiêu tiền thuế của dân nữa. "Triều Tiên đã bắn tên lửa và thử hạt nhân. Đó là các hành động gây hấn chống lại mong ước của cộng đồng quốc tế" - ông nói - "Tôi không còn ý định tiếp tục bảo vệ các trường học Triều Tiên nữa". Quyết định của ông là một đòn đánh mạnh vào các trường học, lâu nay vẫn đã vận động cho quyền được nhận trợ cấp tiền từ chính quyền địa phương. Tuy nhiên sự ủng hộ cho người Triều Tiên thiểu số ở Nhật Bản cũng không có nhiều.
Triều Tiên bắt cóc người Nhật để làm gì? Năm 2002, Bình Nhưỡng đã thừa nhận điều Nhật Bản nghi ngờ lâu nay, rằng các điệp viên Triều Tiên đã bắt cóc người Nhật trong những năm 1970 và 1980 để huấn luyện các điệp viên của họ sử dụng ngôn ngữ và hiểu biết về văn hóa Nhật. Nhà lãnh đạo Kim Jong-Il đã từng cho phép 5 người bị bắt cóc và gia đình họ trở lại Nhật Bản. Nhưng nhiều người Nhật vẫn cho rằng Kim chưa thực sự trung thực và nhiều nhân vật bị bắt cóc khác vẫn mất tích. Chang Mal-Ryo, một giáo viên tại trường Triều Tiên Yokohama, cho biết ngôi trường được xây dựng bởi nhiều thế hệ người tới từ Triều Tiên trước khi đất nước này bị chia đôi dọc theo vĩ tuyến 38. Theo cô, hoạt động của trường nên được giữ sao cho không bị ảnh hưởng bởi các tác động địa chính trị. Cô cho biết việc rút vốn từ phía Nhật Bản sẽ không mang lại ích lợi gì trong việc giúp người Triều Tiên thiểu số khỏi phải dựa vào sự hỗ trợ của Triều Tiên. "Tôi đã từng nghĩ rằng có thể các ngôi trường này sẽ trở nên độc lập (trước Bình Nhưỡng)" - cô nói - "Nhưng điều đó sẽ không xảy ra cho tới khi Nhật Bản không còn kỳ thị chống lại người Triều Tiên".
Triều Tiên bắt cóc người Nhật để làm gì? Năm 2002, Bình Nhưỡng đã thừa nhận điều Nhật Bản nghi ngờ lâu nay, rằng các điệp viên Triều Tiên đã bắt cóc người Nhật trong những năm 1970 và 1980 để huấn luyện các điệp viên của họ sử dụng ngôn ngữ và hiểu biết về văn hóa Nhật. Nhà lãnh đạo Kim Jong-Il đã từng cho phép 5 người bị bắt cóc và gia đình họ trở lại Nhật Bản. Nhưng nhiều người Nhật vẫn cho rằng Kim chưa thực sự trung thực và nhiều nhân vật bị bắt cóc khác vẫn mất tích. Chang Mal-Ryo, một giáo viên tại trường Triều Tiên Yokohama, cho biết ngôi trường được xây dựng bởi nhiều thế hệ người tới từ Triều Tiên trước khi đất nước này bị chia đôi dọc theo vĩ tuyến 38. Theo cô, hoạt động của trường nên được giữ sao cho không bị ảnh hưởng bởi các tác động địa chính trị. Cô cho biết việc rút vốn từ phía Nhật Bản sẽ không mang lại ích lợi gì trong việc giúp người Triều Tiên thiểu số khỏi phải dựa vào sự hỗ trợ của Triều Tiên. "Tôi đã từng nghĩ rằng có thể các ngôi trường này sẽ trở nên độc lập (trước Bình Nhưỡng)" - cô nói - "Nhưng điều đó sẽ không xảy ra cho tới khi Nhật Bản không còn kỳ thị chống lại người Triều Tiên".
Tiết học múa truyền thống tại một trường Triều Tiên ở Yokohama (Nguồn: AFP)
Và đằng sau tất cả các vấn đề chính trị, Han Bok-Myong, một bà mẹ có 3 con học ở trường, nói rằng những đứa trẻ đang bị tổn thương. "Chúng tôi đều hiểu và lũ trẻ đều hiểu rằng các vụ bắt cóc và các vụ thử hạt nhân lẽ ra không bao giờ được diễn ra" - bà nói - "Nhưng những vấn đề này không bao giờ được biến trở thành lý do để tước đi quyền được giáo dục của trẻ em"./.
Linh Vũ (Vietnam+)