Nhiều năm nay, đội ngũ trí thức cùng làm việc trong “Ngôi nhà chung” Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội thường truyền nhau câu chuyện về chiếc đồng hồ quả quýt của Bác Hồ.
Đây là câu chuyện về Bác đề cao việc trọng dụng và tin tưởng giới trí thức. Giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội là người trực tiếp được gặp Bác và chứng kiến câu chuyện này. Đó cũng là lần đầu tiên giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan được gặp Bác Hồ và đó cũng là ấn tượng sâu sắc nhất không thể nào quên trong suốt cuộc đời ông.
Đó là vào ngày 24/5/1959, khi ấy giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan đang học năm thứ ba trường Đại học Nông lâm Hà Nội. Đến trường thật bất ngờ, Bác đi thăm nhà bếp, phòng ở, giảng đường và nói chuyện với cán bộ và sinh viên tại hội trường. Tại đây, Bác hỏi han tình hình học học tập và sinh hoạt của giáo viên và học sinh trong trường.
Bác nói đến nhiệm vụ chung khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp và công nghiệp… giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan kể: “Khi Bác đang khuyên sinh viên chúng tôi phải yên tâm cố gắng học tập, Bác lấy trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi mọi người từng bộ phận của đồng hồ, từ cái kim giờ, kim phút, kim giây đến các bộ phận máy và bánh xe bên trong đồng hồ.
Sau đó, Bác kết luận rằng mỗi một bộ phận có chức năng làm việc riêng, có thể người ngoài không thấy được nhưng đều có nhiệm vụ làm cho đồng hồ chạy và chỉ đúng giờ. Ngoài xã hội cũng vậy, sinh viên trường Đại học Nông Lâm cũng như các đại học khác, sau khi học xong ra phục vụ các ngành nghề đều ngang như nhau, không ai cao sang hơn ai, cho nên các cháu phải cố gắng yên tâm học tập, học tập cho thật giỏi đề trở thành kỹ sư nông nghiệp giỏi phục vụ nền nông nghiệp nước nhà. Chúng tôi ngồi ở dưới chợt hiểu ra rằng: Lúc đó sinh viên ngành nông lâm đang bị coi thấp giá trị, trong giới sinh viên đang loan truyền câu 'nhất Y, nhì Dược, tạm được bách khoa, nông lâm bỏ xó.'
Chúng tôi thật xúc động, Bác bận trăm công nghìn việc như vậy mà vẫn biết đến tâm trạng của sinh viên nông lâm chúng tôi. Và Bác đã mượn hình ảnh chiếc đồng hồ quả quýt làm ví dụ để giáo dục, động viên những kỹ sư trẻ tương lai như chúng tôi. Lời dạy của Bác in đậm trong trí nhớ của tôi trong suốt 50 năm qua, mọi nơi, mọi lúc tôi đều yên tâm rèn luyện, cố gắng hết sức mình làm thật tốt mọi công việc được giao...”
Giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan nhớ lại: ngày 20/11/1946, Báo Cứu quốc đã đăng bài “Tìm người tài đức” của Bác Hồ, trong đó có đoạn viết “Trong số 20 triệu đồng bào Việt Nam chắc không thiếu người có đức có tài. Vì Chính phủ "nghe không đến, thấy không khắp," đến nỗi những bậc tài đức không được biết tới mà sử dụng. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm đuợc những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.”
Bác Hồ coi đội ngũ trí thức là động lực thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Người nói: “Đội ngũ trí thức là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, trí thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Vì vậy, Đảng và Chính phủ rất quý trọng những người trí thức của nhân dân, vì nhân dân” trong công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Việt Nam.
Bác Hồ đề cao việc trọng dụng và tin tưởng vào đội ngũ trí thức “Đảng, Chính phủ và nhân dân rất yêu quý trí thức. Yêu quý những trí thức gắn liền lý luận với thực hành, những trí thức thật lòng thật dạ phụng sự nhân dân, phụng sự kháng chiến. Yêu quý những trí thức đoàn kết thành một khối với nhân dân, những trí thức của nhân dân.”
Bác còn động viên trí thức: “Phấn đấu trong một thời đại vẻ vang, làm cán bộ của một dân tộc anh hùng, đó là vinh dự của người trí thức, đồng thời cũng là một nhiệm vụ nặng nề. Muốn làm tròn nhiệm vụ thì phải tiến kịp phong trào, tiến kịp với dân tộc; phải cải tạo tư tưởng, giữ vững lập trường.”
Người tin tưởng ở đội ngũ trí thức và giao nhiệm vụ: “Nhiệm vụ của trí thức là vừa thi đua công tác, vừa thi đua giúp Chính phủ đào tạo trí thức mới.”
Kỷ niệm Ngày sinh của Người, mỗi người trí thức Hà Nội cùng bày tỏ lòng biết ơn và quyết tâm đi theo con đường Bác Hồ đã đi, đã chọn; quyết tâm sống, lao động, học tập, cống hiến và làm theo những lời căn dặn của Người./.
Đây là câu chuyện về Bác đề cao việc trọng dụng và tin tưởng giới trí thức. Giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội là người trực tiếp được gặp Bác và chứng kiến câu chuyện này. Đó cũng là lần đầu tiên giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan được gặp Bác Hồ và đó cũng là ấn tượng sâu sắc nhất không thể nào quên trong suốt cuộc đời ông.
Đó là vào ngày 24/5/1959, khi ấy giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan đang học năm thứ ba trường Đại học Nông lâm Hà Nội. Đến trường thật bất ngờ, Bác đi thăm nhà bếp, phòng ở, giảng đường và nói chuyện với cán bộ và sinh viên tại hội trường. Tại đây, Bác hỏi han tình hình học học tập và sinh hoạt của giáo viên và học sinh trong trường.
Bác nói đến nhiệm vụ chung khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp và công nghiệp… giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan kể: “Khi Bác đang khuyên sinh viên chúng tôi phải yên tâm cố gắng học tập, Bác lấy trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi mọi người từng bộ phận của đồng hồ, từ cái kim giờ, kim phút, kim giây đến các bộ phận máy và bánh xe bên trong đồng hồ.
Sau đó, Bác kết luận rằng mỗi một bộ phận có chức năng làm việc riêng, có thể người ngoài không thấy được nhưng đều có nhiệm vụ làm cho đồng hồ chạy và chỉ đúng giờ. Ngoài xã hội cũng vậy, sinh viên trường Đại học Nông Lâm cũng như các đại học khác, sau khi học xong ra phục vụ các ngành nghề đều ngang như nhau, không ai cao sang hơn ai, cho nên các cháu phải cố gắng yên tâm học tập, học tập cho thật giỏi đề trở thành kỹ sư nông nghiệp giỏi phục vụ nền nông nghiệp nước nhà. Chúng tôi ngồi ở dưới chợt hiểu ra rằng: Lúc đó sinh viên ngành nông lâm đang bị coi thấp giá trị, trong giới sinh viên đang loan truyền câu 'nhất Y, nhì Dược, tạm được bách khoa, nông lâm bỏ xó.'
Chúng tôi thật xúc động, Bác bận trăm công nghìn việc như vậy mà vẫn biết đến tâm trạng của sinh viên nông lâm chúng tôi. Và Bác đã mượn hình ảnh chiếc đồng hồ quả quýt làm ví dụ để giáo dục, động viên những kỹ sư trẻ tương lai như chúng tôi. Lời dạy của Bác in đậm trong trí nhớ của tôi trong suốt 50 năm qua, mọi nơi, mọi lúc tôi đều yên tâm rèn luyện, cố gắng hết sức mình làm thật tốt mọi công việc được giao...”
Giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan nhớ lại: ngày 20/11/1946, Báo Cứu quốc đã đăng bài “Tìm người tài đức” của Bác Hồ, trong đó có đoạn viết “Trong số 20 triệu đồng bào Việt Nam chắc không thiếu người có đức có tài. Vì Chính phủ "nghe không đến, thấy không khắp," đến nỗi những bậc tài đức không được biết tới mà sử dụng. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm đuợc những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.”
Bác Hồ coi đội ngũ trí thức là động lực thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Người nói: “Đội ngũ trí thức là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, trí thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Vì vậy, Đảng và Chính phủ rất quý trọng những người trí thức của nhân dân, vì nhân dân” trong công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Việt Nam.
Bác Hồ đề cao việc trọng dụng và tin tưởng vào đội ngũ trí thức “Đảng, Chính phủ và nhân dân rất yêu quý trí thức. Yêu quý những trí thức gắn liền lý luận với thực hành, những trí thức thật lòng thật dạ phụng sự nhân dân, phụng sự kháng chiến. Yêu quý những trí thức đoàn kết thành một khối với nhân dân, những trí thức của nhân dân.”
Bác còn động viên trí thức: “Phấn đấu trong một thời đại vẻ vang, làm cán bộ của một dân tộc anh hùng, đó là vinh dự của người trí thức, đồng thời cũng là một nhiệm vụ nặng nề. Muốn làm tròn nhiệm vụ thì phải tiến kịp phong trào, tiến kịp với dân tộc; phải cải tạo tư tưởng, giữ vững lập trường.”
Người tin tưởng ở đội ngũ trí thức và giao nhiệm vụ: “Nhiệm vụ của trí thức là vừa thi đua công tác, vừa thi đua giúp Chính phủ đào tạo trí thức mới.”
Kỷ niệm Ngày sinh của Người, mỗi người trí thức Hà Nội cùng bày tỏ lòng biết ơn và quyết tâm đi theo con đường Bác Hồ đã đi, đã chọn; quyết tâm sống, lao động, học tập, cống hiến và làm theo những lời căn dặn của Người./.
Kim Anh (TTXVN)