Tại buổi làm việc với các đơn vị chức năng mới đây về những vấn đề cấp bách liên quan đến ngành điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trước ngày 30/9 năm nay, đánh giá những dự án mới triển khai đầu tư và những dự án đang trong quá trình nghiên cứu; đồng thời rà soát lại công tác đền bù, di dân tái định cư đối với các công trình đã đầu tư trước và sau năm 2000 và kiến nghị các giải pháp tiếp tục thực hiện phù hợp với thực tế cũng như các quy định của nhà nước.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giao EVN kiểm tra, đánh giá diện tích rừng đã mất do thực hiện các công trình thủy điện và kế hoạch trồng bù lại. Trên cơ sở đó, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các địa phương có kế hoạch giới thiệu địa điểm dự kiến trồng bù phần diện tích rừng đã mất đối với những dự án chưa triển khai phần công việc này.
Bên cạnh đó, EVN cũng có nhiệm vụ kiểm tra việc xây dựng và ban hành quy chế vận hành hồ chứa đối với tất cả các dự án thủy điện. Với các dự án đã có quy chế vận hành hồ chứa nhưng nếu chưa hợp lý thì cần phải sửa đổi, bổ sung ngay.
Với những dự án chưa có quy chế vận hành hồ chứa, EVN cần khẩn trương xây dựng hoặc phối hợp với các đơn vị của Bộ và Bộ Tài nguyên Môi trường cùng các địa phương có liên quan xây dựng và ban hành. Mặt khác, EVN phải có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế về an toàn hồ, đập, quy trình xả nước và tình hình cắm mốc bảo vệ các công trình thủy điện.
Về việc cắm mốc bảo vệ các công trình thủy điện, sau khi kiểm tra tại các địa bàn có nhiều dự án như Quảng Nam, hệ thống sông Vũ Gia-Thu Bồn và khu vực Tây nguyên..., Bộ sẽ có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các địa phương và các chủ đầu tư công trình thủy điện yêu cầu thực hiện theo đúng quy định và cần phải hoàn thành trước ngày 31/12 năm nay như ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII.
Đối với Tổng Cục Năng lượng, ngoài việc tiếp tục rà soát các Quy hoạch thủy điện để đề xuất việc xử lý các dự án theo hướng tạm dừng hoặc loại bỏ khỏi Quy hoạch còn loại những dự án chỉ phục vụ phát điện và có công suất dưới 3MW, những dự án không khả thi về hiệu quả tổng hợp kinh tế-xã hội-môi trường.
Đồng thời rà soát lại các công trình di dân tái định cư, trồng bù diện tích rừng đối với các dự án của các Chủ đầu tư ngoài EVN để kịp thời có biện pháp khắc phục tồn tại, theo nguyên tắc tự kiểm tra và ủy quyền kiểm tra cho các địa phương.
Bên cạnh đó, nghiên cứu và ban hành quy trình rút gọn các thủ tục đầu tư đối với các dự án nguồn điện theo hình thức BOT. Đặc biệt, tập trung đôn đốc tiến độ, cũng như phối hợp với các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Gia Lai, thành phố Hồ Chí Minh và EVN khẩn trương giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình cấp bách như đường dây 220kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long, đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông, góp phần đảm bảo cấp điện cho miền Nam giai đoạn 2013-2015.
Song song với đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương giao cho Cục Điều tiết điện lực chủ trì, phối hợp với EVN tính toán phương án cung cấp điện năm 2013 cho miền Nam theo hướng bảo đảm cho nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu để báo cáo Bộ trong tháng 9 tới.
Trong trường hợp phải điều tiết sản lượng thì tập trung vào các hộ sử dụng nhiều điện nhưng hiệu quả sử dụng hạn chế như sắt thép, xi măng... Ngoài ra, Cục Điều tiết điện lực còn phối hợp với EVN về việc thiết kế biểu giá bán lẻ điện theo hướng hạn chế và tiến tới bỏ hẳn bù chéo nhằm đảm bảo công bằng và minh bạch giữa các khách hàng sử dụng điện. Trong quá trình này, cần tham khảo các cam kết không phân biệt đối xử theo quy định của WTO./.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giao EVN kiểm tra, đánh giá diện tích rừng đã mất do thực hiện các công trình thủy điện và kế hoạch trồng bù lại. Trên cơ sở đó, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các địa phương có kế hoạch giới thiệu địa điểm dự kiến trồng bù phần diện tích rừng đã mất đối với những dự án chưa triển khai phần công việc này.
Bên cạnh đó, EVN cũng có nhiệm vụ kiểm tra việc xây dựng và ban hành quy chế vận hành hồ chứa đối với tất cả các dự án thủy điện. Với các dự án đã có quy chế vận hành hồ chứa nhưng nếu chưa hợp lý thì cần phải sửa đổi, bổ sung ngay.
Với những dự án chưa có quy chế vận hành hồ chứa, EVN cần khẩn trương xây dựng hoặc phối hợp với các đơn vị của Bộ và Bộ Tài nguyên Môi trường cùng các địa phương có liên quan xây dựng và ban hành. Mặt khác, EVN phải có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế về an toàn hồ, đập, quy trình xả nước và tình hình cắm mốc bảo vệ các công trình thủy điện.
Về việc cắm mốc bảo vệ các công trình thủy điện, sau khi kiểm tra tại các địa bàn có nhiều dự án như Quảng Nam, hệ thống sông Vũ Gia-Thu Bồn và khu vực Tây nguyên..., Bộ sẽ có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các địa phương và các chủ đầu tư công trình thủy điện yêu cầu thực hiện theo đúng quy định và cần phải hoàn thành trước ngày 31/12 năm nay như ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII.
Đối với Tổng Cục Năng lượng, ngoài việc tiếp tục rà soát các Quy hoạch thủy điện để đề xuất việc xử lý các dự án theo hướng tạm dừng hoặc loại bỏ khỏi Quy hoạch còn loại những dự án chỉ phục vụ phát điện và có công suất dưới 3MW, những dự án không khả thi về hiệu quả tổng hợp kinh tế-xã hội-môi trường.
Đồng thời rà soát lại các công trình di dân tái định cư, trồng bù diện tích rừng đối với các dự án của các Chủ đầu tư ngoài EVN để kịp thời có biện pháp khắc phục tồn tại, theo nguyên tắc tự kiểm tra và ủy quyền kiểm tra cho các địa phương.
Bên cạnh đó, nghiên cứu và ban hành quy trình rút gọn các thủ tục đầu tư đối với các dự án nguồn điện theo hình thức BOT. Đặc biệt, tập trung đôn đốc tiến độ, cũng như phối hợp với các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Gia Lai, thành phố Hồ Chí Minh và EVN khẩn trương giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình cấp bách như đường dây 220kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long, đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông, góp phần đảm bảo cấp điện cho miền Nam giai đoạn 2013-2015.
Song song với đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương giao cho Cục Điều tiết điện lực chủ trì, phối hợp với EVN tính toán phương án cung cấp điện năm 2013 cho miền Nam theo hướng bảo đảm cho nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu để báo cáo Bộ trong tháng 9 tới.
Trong trường hợp phải điều tiết sản lượng thì tập trung vào các hộ sử dụng nhiều điện nhưng hiệu quả sử dụng hạn chế như sắt thép, xi măng... Ngoài ra, Cục Điều tiết điện lực còn phối hợp với EVN về việc thiết kế biểu giá bán lẻ điện theo hướng hạn chế và tiến tới bỏ hẳn bù chéo nhằm đảm bảo công bằng và minh bạch giữa các khách hàng sử dụng điện. Trong quá trình này, cần tham khảo các cam kết không phân biệt đối xử theo quy định của WTO./.
Mai Phương (TTXVN)