Ngày 17/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, hơn 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh về một thời kỳ lịch sử hào hùng của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến đã được trưng bày tại triển lãm “Thăng Long-Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh - những tháng năm giữ nước."
Phần một của triển lãm là vài nét khái quát về Thăng Long-Hà Nội với Chiếu dời Đô, những thành ngữ, tục ngữ, ca dao, một số câu trích, bản đồ, ảnh tiêu biểu về Hà Nội xưa, gợi ra nét đẹp cổ kính, tao nhã, thanh lịch, hào hoa.
Thăng Long-Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gồm những hình ảnh tiêu biểu về quá trình xây dựng, củng cố chính quyền, nhân dân Hà Nội kháng chiến chống thực dân xâm lược. Nhiều tài liệu, hình ảnh thể hiện về một Hà Nội đau thương trong khói lửa, gan góc bền bỉ trong chiến đấu và huy hoàng trong chiến thắng như Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Sắc lệnh về Quốc kỳ, Quốc ca, Hà Nội tiêu thổ kháng chiến, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, những hình ảnh tiếp quản thủ đô, các hoạt động sau ngày giải phóng.
Phần ba là Thăng Long-Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là những tài liệu, hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa làm hậu phương lớn chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, thực hiện các phong trào “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người,” “chiếc gậy Trường Sơn,” “thanh niên ba sẵn sàng”... Hà Nội đã kiên cường đập tan chiến tranh phát hoại của đế quốc Mỹ 1964-1968, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không,” đập tan uy thế không lực Mỹ trong 12 ngày đêm, góp phần tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn độc lập. Hà Nội bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện các kế hoạch Nhà nước, đổi mới, phát triển kinh tế xã hội và đạt được những thành tựu quan trọng.
Vóc dáng một thủ đô văn minh, hiện đại và hội nhập, thành phố xanh, sạch, đẹp, gìn giữ truyền thống ngàn năm văn hiến, được tái hiện qua phần triển lãm thứ tư - Thành phố vì Hòa bình. Trải qua 1.000 năm với nhiều biến cố cùng với những trang sử vàng chói lọi, Thăng Long-Hà Nội vẫn không ngừng phát triển đi lên, vẫn giữ được những nét riêng độc đáo và đậm đà bản sắc Việt Nam. Năm 1999, Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý “Thành phố vì Hòa Bình” do Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng.
Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia III phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Phần một của triển lãm là vài nét khái quát về Thăng Long-Hà Nội với Chiếu dời Đô, những thành ngữ, tục ngữ, ca dao, một số câu trích, bản đồ, ảnh tiêu biểu về Hà Nội xưa, gợi ra nét đẹp cổ kính, tao nhã, thanh lịch, hào hoa.
Thăng Long-Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gồm những hình ảnh tiêu biểu về quá trình xây dựng, củng cố chính quyền, nhân dân Hà Nội kháng chiến chống thực dân xâm lược. Nhiều tài liệu, hình ảnh thể hiện về một Hà Nội đau thương trong khói lửa, gan góc bền bỉ trong chiến đấu và huy hoàng trong chiến thắng như Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Sắc lệnh về Quốc kỳ, Quốc ca, Hà Nội tiêu thổ kháng chiến, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, những hình ảnh tiếp quản thủ đô, các hoạt động sau ngày giải phóng.
Phần ba là Thăng Long-Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là những tài liệu, hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa làm hậu phương lớn chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, thực hiện các phong trào “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người,” “chiếc gậy Trường Sơn,” “thanh niên ba sẵn sàng”... Hà Nội đã kiên cường đập tan chiến tranh phát hoại của đế quốc Mỹ 1964-1968, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không,” đập tan uy thế không lực Mỹ trong 12 ngày đêm, góp phần tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn độc lập. Hà Nội bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện các kế hoạch Nhà nước, đổi mới, phát triển kinh tế xã hội và đạt được những thành tựu quan trọng.
Vóc dáng một thủ đô văn minh, hiện đại và hội nhập, thành phố xanh, sạch, đẹp, gìn giữ truyền thống ngàn năm văn hiến, được tái hiện qua phần triển lãm thứ tư - Thành phố vì Hòa bình. Trải qua 1.000 năm với nhiều biến cố cùng với những trang sử vàng chói lọi, Thăng Long-Hà Nội vẫn không ngừng phát triển đi lên, vẫn giữ được những nét riêng độc đáo và đậm đà bản sắc Việt Nam. Năm 1999, Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý “Thành phố vì Hòa Bình” do Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng.
Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia III phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)