Chiều 5/10, Triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại” đã được tổ chức tại thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá cao những người thợ tài hoa với bàn tay vàng đã làm nên những tác phẩm để đời cho hôm nay và mai sau.
Thông qua các sản phẩm trưng bày và các hoạt động, Triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại” đã khẳng định tiềm năng, giá trị, vị trí của nghề gốm nói riêng và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội nói chung trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
Với các chủ đề "Huyền thoại Gốm," "Hoa của đất," "Hội nhập," "Lan tỏa," người xem triển lãm sẽ được các nghệ nhân giới thiệu quy trình sản xuất đồ gốm từ khâu chọn đất, xử lý pha chế đất đến tạo dáng, tạo hoa văn, phơi sấy sản phẩm và sửa hàng mộc; kỹ thuật vẽ, chế tạo men và tráng men...
Đồng thời các làng nghề gốm truyền thống khác như Giang Cao, Kim Lan, Chu Đậu, Phù Lãng, Thổ Hà, Đông Triều, Hương Canh cùng tham gia triển lãm sẽ giới thiệu các sản phẩm đặc sắc của mình và chia sẻ kinh nghiệm làm gốm. Đặc biệt, khách tham quan, du lịch sẽ được tự tay làm các sản phẩm và sẽ được giữ sản phẩm làm kỷ niệm.
Trong khuôn khổ hoạt động của triển lãm còn có hội thảo “Giá trị lịch sử, văn hóa của gốm sứ Bát Tràng” khẳng định những kết quả trong quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề, mở ra những cơ hội mới cho nghề gốm sứ trên con đường hội nhập.
Cũng trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, làng gốm Bát Tràng đã dâng tặng thành phố đôi rồng gốm sứ phỏng theo rồng thời Lý lớn nhất Việt Nam và linh vật thần Kim Quy.
Dự án “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” cũng có sự đóng góp không nhỏ cả về trí tuệ và bàn tay vàng của các nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng.
Cũng theo ông Nguyễn Huy Tưởng, hiện nay Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống và 272 làng nghề đã được công nhận theo tiêu chí “Làng nghề truyền thống Hà Nội”. Cùng với các làng nghề 116 cá nhân được phong tặng danh hiệu cao quý “Nghệ nhân Hà Nội,” trong đó huyện Gia Lâm có năm làng nghề và hàng chục nghệ nhân được vinh danh.
Triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại” sẽ kéo dài đến hết ngày 9/10./.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá cao những người thợ tài hoa với bàn tay vàng đã làm nên những tác phẩm để đời cho hôm nay và mai sau.
Thông qua các sản phẩm trưng bày và các hoạt động, Triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại” đã khẳng định tiềm năng, giá trị, vị trí của nghề gốm nói riêng và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội nói chung trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
Với các chủ đề "Huyền thoại Gốm," "Hoa của đất," "Hội nhập," "Lan tỏa," người xem triển lãm sẽ được các nghệ nhân giới thiệu quy trình sản xuất đồ gốm từ khâu chọn đất, xử lý pha chế đất đến tạo dáng, tạo hoa văn, phơi sấy sản phẩm và sửa hàng mộc; kỹ thuật vẽ, chế tạo men và tráng men...
Đồng thời các làng nghề gốm truyền thống khác như Giang Cao, Kim Lan, Chu Đậu, Phù Lãng, Thổ Hà, Đông Triều, Hương Canh cùng tham gia triển lãm sẽ giới thiệu các sản phẩm đặc sắc của mình và chia sẻ kinh nghiệm làm gốm. Đặc biệt, khách tham quan, du lịch sẽ được tự tay làm các sản phẩm và sẽ được giữ sản phẩm làm kỷ niệm.
Trong khuôn khổ hoạt động của triển lãm còn có hội thảo “Giá trị lịch sử, văn hóa của gốm sứ Bát Tràng” khẳng định những kết quả trong quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề, mở ra những cơ hội mới cho nghề gốm sứ trên con đường hội nhập.
Cũng trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, làng gốm Bát Tràng đã dâng tặng thành phố đôi rồng gốm sứ phỏng theo rồng thời Lý lớn nhất Việt Nam và linh vật thần Kim Quy.
Dự án “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” cũng có sự đóng góp không nhỏ cả về trí tuệ và bàn tay vàng của các nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng.
Cũng theo ông Nguyễn Huy Tưởng, hiện nay Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống và 272 làng nghề đã được công nhận theo tiêu chí “Làng nghề truyền thống Hà Nội”. Cùng với các làng nghề 116 cá nhân được phong tặng danh hiệu cao quý “Nghệ nhân Hà Nội,” trong đó huyện Gia Lâm có năm làng nghề và hàng chục nghệ nhân được vinh danh.
Triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại” sẽ kéo dài đến hết ngày 9/10./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)