Hơn 110 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế thiết bị và nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may 2010, đã khai mạc ngày 10/11, tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, ngành dệt may Việt Nam đã không ngừng phát triển và cải thiện môi trường đầu tư và các chính sách ưu đãi, mở rộng các hình thức hợp tác, thu hút nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc, Hongkong, Hàn Quốc...
Với kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 9,1 tỷ USD, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất, kinh doanh và đầu tư hàng dệt may thế giới. Cùng đó, ngành dệt may Việt Nam cũng đang đẩy mạnh chiến lược phát triển thị trường nội địa, phấn đấu tăng trưởng doanh thu bán lẻ tăng 17-20% năm 2010.
Theo Thứ trưởng Biên, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015 với mục tiêu đưa Việt Nam lọt vào top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới cùng chỉ tiêu nội địa hóa trên 60% đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thông quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Với định hướng đó, việc tìm kiếm hợp tác với những đối tác hàng đầu thế giới về những thiết bị và nguyên phụ liệu ngành dệt may sẽ đóng vai trò quan trọng cho thành công của ngành dệt may trong tương lai.
Triển lãm là cơ hội để các doanh nghiệp dệt may trong nước tiếp cận với các nhà sản xuất, cung ứng thiết bị, nguyên phụ liệu trong ngành công nghiệp dệt may từ các nước công nghiệp tiến tiến như Pháp, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Italy, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sỹ...
Bên cạnh đó, triển lãm cũng tạo điều kiện củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác kinh doanh ngày một bền chặt hơn giữa các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước.
Triển lãm do Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) phối hợp với Công ty cổ phần triển lãm hội nghị và quảng cáo Việt Nam VCCI Expo và Công ty triển lãm Exhibition Hongkong tổ chức./.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, ngành dệt may Việt Nam đã không ngừng phát triển và cải thiện môi trường đầu tư và các chính sách ưu đãi, mở rộng các hình thức hợp tác, thu hút nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc, Hongkong, Hàn Quốc...
Với kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 9,1 tỷ USD, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất, kinh doanh và đầu tư hàng dệt may thế giới. Cùng đó, ngành dệt may Việt Nam cũng đang đẩy mạnh chiến lược phát triển thị trường nội địa, phấn đấu tăng trưởng doanh thu bán lẻ tăng 17-20% năm 2010.
Theo Thứ trưởng Biên, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015 với mục tiêu đưa Việt Nam lọt vào top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới cùng chỉ tiêu nội địa hóa trên 60% đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thông quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Với định hướng đó, việc tìm kiếm hợp tác với những đối tác hàng đầu thế giới về những thiết bị và nguyên phụ liệu ngành dệt may sẽ đóng vai trò quan trọng cho thành công của ngành dệt may trong tương lai.
Triển lãm là cơ hội để các doanh nghiệp dệt may trong nước tiếp cận với các nhà sản xuất, cung ứng thiết bị, nguyên phụ liệu trong ngành công nghiệp dệt may từ các nước công nghiệp tiến tiến như Pháp, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Italy, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sỹ...
Bên cạnh đó, triển lãm cũng tạo điều kiện củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác kinh doanh ngày một bền chặt hơn giữa các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước.
Triển lãm do Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) phối hợp với Công ty cổ phần triển lãm hội nghị và quảng cáo Việt Nam VCCI Expo và Công ty triển lãm Exhibition Hongkong tổ chức./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)