Triển lãm các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ của Phạm Trọng Chánh và vợ (nghệ sỹ-họa sỹ Duy Nga) đã diễn ra tối 18/12, tại Nhà Văn hóa Việt Nam tại Paris.
Qua 40 tác phẩm điêu khắc được khắc bằng tượng đá, bệ đá… nhà điêu khắc Phạm Trọng Chánh khắc họa nên những câu chuyện huyền thoại truyền thuyết của Việt Nam như Mẹ Âu cơ, Vua Hùng, Lạc Long Quân, Sơn Tinh Thủy Tinh dâng sính lễ kén rể...
Ngoài ra, ông cũng đã tìm về cội nguồn nguyên thủy các dân tộc ở các nước Đông Nam Á như Lào, Miến Điện, Indonesia. Các tác phẩm của ông khơi dậy giấc mơ con người có cánh, "nhảy múa" từ huyền thoại đến lịch sử, từ thực tế đến siêu thực.
Với những chi tiết hóm hỉnh được khắc trên đá, Phạm Trọng Chánh đã ghi lại những nét văn hóa chung của dân tộc như ăn trầu, xăm mình, trồng lúa nước…
Bên cạnh đó, đề tài “Cảm xúc nghệ thuật hội họa” gồm 45 tác phẩm tranh của họa sỹ nghệ sỹ Duy Nga đã miêu tả cái đẹp của thế giới, của thiên nhiên, của đời sống hàng ngày như Vịnh Hạ Long, Bắt cua, ra khơi đánh cá…
Với hơn 40 năm sống và làm việc tại Pháp, nhưng bà Nga luôn hướng về Việt Nam với nỗi niềm của người con xa xứ. Từ những rung động thực sự và những cảm xúc sâu lắng, bằng ngòi bút và màu sắc hài hòa, bà đã vẽ nên những bức tranh đầy ấn tượng.
Đánh giá về các tác phẩm nghệ thuật của hai nghệ sỹ Việt Nam đang sinh sống ở Pháp, ông Đỗ Đức Long, Phó giám đốc Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp, cho rằng đây là cuộc triển lãm có ý nghĩa sâu sắc góp phần mang đến cho công chúng Pháp và cộng đồng người Việt Nam tại Pháp những cảm xúc mới, cái nhìn mới về quá trình dựng nước, giữ nước của người Việt Nam giàu truyền thống và bản sắc văn hóa.
Từ năm 1998 đến nay bà Duy Nga, đã cùng chồng và các đồng nghiệp hoặc bản thân đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm và mở các phòng tranh ở Paris và các vùng lân cận nhằm góp phần giới thiệu văn hóa Việt Nam và Pháp./.
Qua 40 tác phẩm điêu khắc được khắc bằng tượng đá, bệ đá… nhà điêu khắc Phạm Trọng Chánh khắc họa nên những câu chuyện huyền thoại truyền thuyết của Việt Nam như Mẹ Âu cơ, Vua Hùng, Lạc Long Quân, Sơn Tinh Thủy Tinh dâng sính lễ kén rể...
Ngoài ra, ông cũng đã tìm về cội nguồn nguyên thủy các dân tộc ở các nước Đông Nam Á như Lào, Miến Điện, Indonesia. Các tác phẩm của ông khơi dậy giấc mơ con người có cánh, "nhảy múa" từ huyền thoại đến lịch sử, từ thực tế đến siêu thực.
Với những chi tiết hóm hỉnh được khắc trên đá, Phạm Trọng Chánh đã ghi lại những nét văn hóa chung của dân tộc như ăn trầu, xăm mình, trồng lúa nước…
Bên cạnh đó, đề tài “Cảm xúc nghệ thuật hội họa” gồm 45 tác phẩm tranh của họa sỹ nghệ sỹ Duy Nga đã miêu tả cái đẹp của thế giới, của thiên nhiên, của đời sống hàng ngày như Vịnh Hạ Long, Bắt cua, ra khơi đánh cá…
Với hơn 40 năm sống và làm việc tại Pháp, nhưng bà Nga luôn hướng về Việt Nam với nỗi niềm của người con xa xứ. Từ những rung động thực sự và những cảm xúc sâu lắng, bằng ngòi bút và màu sắc hài hòa, bà đã vẽ nên những bức tranh đầy ấn tượng.
Đánh giá về các tác phẩm nghệ thuật của hai nghệ sỹ Việt Nam đang sinh sống ở Pháp, ông Đỗ Đức Long, Phó giám đốc Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp, cho rằng đây là cuộc triển lãm có ý nghĩa sâu sắc góp phần mang đến cho công chúng Pháp và cộng đồng người Việt Nam tại Pháp những cảm xúc mới, cái nhìn mới về quá trình dựng nước, giữ nước của người Việt Nam giàu truyền thống và bản sắc văn hóa.
Từ năm 1998 đến nay bà Duy Nga, đã cùng chồng và các đồng nghiệp hoặc bản thân đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm và mở các phòng tranh ở Paris và các vùng lân cận nhằm góp phần giới thiệu văn hóa Việt Nam và Pháp./.
Lê Hà-Phương Nam/Paris (Vietnam+)