Theo thống kê, toàn huyệnĐoan Hùng có tới 16 giống bưởi khác nhau, giống bưởi nào cũng ngon, cũng ngọt.Đặc biệt là hai giống bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân từ lâu đã được nhiều người biếtđến.
Nhưng khoảng 10 năm trở lại, đây Bưởi Đoan Hùng có nguy cơ bị mai một dobệnh Greening (vàng lá gân xanh) tàn phá, làm cho cây bưởi Đoan Hùng suy giảmnăng suất và chất lượng trong nhiều năm liền.
Theo các nhà khoa học nguyên nhân của căn bệnh vàng lá gân xanh này là dođiều kiện canh tác không được thuận lợi, nhà vườn thường sử dụng giống cây trôinổi, trồng mật độ quá dày, khâu chăm sóc phòng trị bệnh cũng không được quan tâmđúng mức làm cho cây ra nhiều hoa nghịch mùa nhưng bị rụng, trái nhỏ, méo mó,chín không đều, vị chua. Cây bệnh có thể sống và cho thu hoạch một vài năm rồimới chết.
Trước thực trạng này, năm 2010 huyện Đoan Hùng đã phối hợp với Viện Rauquả Trung ương nghiên cứu và triển khai mô hình chăm sóc và thụ phấn bổ sungtrên cây bưởi đặc sản nhằm khắc phục hiện tượng bưởi không đậu quả do bị thiếudinh dưỡng, chăm sóc không đúng kỹ thuật, bước đầu đã đạt kết quả khả quan, bưởiđã đậu quả.
Năm 2011, Phòng trồng trọt Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phốihợp với Viện Rau quả Trung ương, Phòng Nông nghiệp huyện Đoan Hùng tiếp tụctriển khai mô hình ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm khôi phục phát triểnbền vững bưởi đặc sản Đoan Hùng ở các xã Chí Đám, Bằng Luân, Quế Lâm, Bằng Doãn.Đồng thời tiến hành tập huấn kỹ thuật cắt tỉa, vệ sinh vườn, phòng trừ sâu bệnh,bón phân vi sinh phức hợp, phân tổng hợp, thụ phấn bổ sung cho người trồng bưởi.
Kết quả cho thấy công đoạn thụ phấn bổ sung lúc bưởi ra hoa nâng cao tỷ lệđậu quả đạt gần 100%, sau thời gian sinh trưởng đến công đoạn cắt tỉa chọn đểlại từ 50-70 quả/cây, cao gấp 2 lần so với đối chứng.
Nhiều gia đình áp dụng các biện pháp kĩ thuật mới trong chăm sóc cây đãcho kết quả tốt, vườn cây sinh trưởng, phát triển, ít sâu bệnh, ra hoa và đậuquả tốt, da bưởi trơn mịn, hương vị bưởi đặc trưng rất hấp dẫn.
Đặc biệt, cây cho năng suất cao, khi chưa thực hiện dự án nhiều vườn bưởichỉ cho năng suất từ 5-7 tấn, nhưng khi áp dụng quy trình thâm canh và thụ phấnbổ sung, năng suất đã tăng lên 15-20 tấn/ha.
Anh Nguyễn Đức Hoạch xã Chí Đám (Đoan Hùng) cho biết gia đình anh trồng 40cây bưởi trên đất bãi, năm ngoái anh thu được 30 triệu đồng. Vụ bưởi này sai quảhơn, anh sẽ thu được gần 2.000 quả, với giá 40.000-50.000 đồng/quả, thu nhập sẽđạt 70 triệu đồng. Từ bán bưởi vườn, nhà anh đã mua được xe máy và mua sắm nhiềuvật dụng phục vụ sinh hoạt của gia đình.
Lãnh đạo xã Chí Đám cho biết hiện nay trên địa bàn xã có 1.868 hộ trồngbưởi, với 72ha bưởi đặc sản thì có 40ha đã cho thu hoạch. Năm nay diện tích bưởingoài bãi và trong vườn của các hộ đều sai quả.
Mặc dù đến tháng 11 âm lịch và đến Tết Nguyên đán bưởi mới bắt đầu cho thuhoạch nhưng bưởi chưa rời cành thương lái khắp nơi đã đến đặt mua tại vườn từrất sớm. Nhiều hộ gia đình trước đây bỏ cây bưởi sang trồng các loại cây khácnay đã trở lại với cây bưởi truyền thống của mình.
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã xác định bưởi đặc sản làcây trồng mũi nhọn, đồng thời xã cũng đã quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả ở 8thôn, giữ nguyên 30 ha bưởi tập trung, phấn đấu mở rộng diện tích trồng bưởitrên toàn xã đạt 100ha vào năm 2015.
Huyện Đoan Hùng hiện có 1.287 ha bưởi đặc sản, trong đó có 1.093 ha trồngtheo các dự án từ năm 2004-2005. Từ triển vọng của sản xuất bưởi hàng hóa, huyệnĐoan Hùng đang chỉ đạo các xã tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng các biện phápkỹ thuật mới để diện tích bưởi Đoan Hùng hiện có hồi sinh và phát triển, chonăng suất và chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2015, sản lượng bưởi quả đạt12.000 tấn, nâng giá trị bình quân trên đơn vị diện tích trồng bưởi lên từ80-100 triệu đồng/ha.
Đồng thời huyện mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn ở tất cả các xã lên1.000-1.500ha, ưu tiên phát triển quy mô trang trại, gia trại tập trung và gắnvới phát triển theo mô hình VAC kết hợp, đưa đặc sản bưởi Đoan Hùng trở thànhsản phẩm hàng hoá chính phục vụ trong nước và xuất khẩu./.