439 hiện vật gồm những tác phẩm nghệ thuật và điêukhắc bằng vàng, bạc, đồng, đá quý, gốm, gỗ, sa thạch được trưng bày tại đây, trong đó có nhiều hiện vậtlần đầu tiên được giới thiệu ra trước công chúng.
Các hiện vật được trưng bày theo kiểu mẫu của ngành bảo tàng học hiện đại,gồm lựa chọn hiện vật, thiết kế trưng bày, ánh sáng, đồ họa. Tuy nhiên, cáchtrưng bày mới, hiện đại này vẫn tôn trọng kiến trúc nguyên gốc của tòa nhà bảotàng.
Phòng trưng bày Óc Eo tập hợp các hiện vật về văn hóa Óc Eo ở An Giang và thời kỳ hậu Óc Eo (từ thế kỷ I-VII), được tìm thấy ở vùng Đồng bằng sôngCửu Long. Đây là minh chứng cho quan hệ giao thương chặt chẽ được thiết lập từ thờikỳ này giữa Đồng bằng sông Cửu Long và Ấn Độ.
Văn hóa Chămpa được giớithiệu thông qua bộ sưu tập điêu khắc và hiện vật ở miền Trung Việt Nam củaBảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một trong những bộ sưu tập đầy đủ nhấttrên thế giới về văn hóa Chămpa, bên cạnh các bộ sưu tập của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng vàBảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội.
Bộ sưu tập này, trong đó có rất nhiều hiện vật bằng đồng từ thế kỷ VII-VIII, chongười xem một cái nhìn tổng quan về nghệ thuật Chăm cho đến thế kỷ XV.
Hai phòng trưng bày hiện vật văn hóa Óc Eo và Chămpa là kết quả của sự hợp táctrong lĩnh vực bảo tàng giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp, được triển khai từ năm 2005.
Phía Pháp đã hỗ trợ bảo tàng mua cácthiết bị trưng bày, đồng thời mời chuyên gia của Bảo tàng Nghệ thuật châu ÁGuimet và chuyên gia phục chế của Trường Viễn đông Bác Cổ (Pháp) sang tư vấn về hai phòng trưng bày.
Các hoạt động hỗ trợ nằm trong khuôn khổ dự án “Phát huy Di sản Bảotàng Việt Nam” với nội dung chính là hiện đại hóa 5 bảo tàng, do Pháp tài trợ./.