Foxconn Technology (hãng sản xuất các thiết bị điện tử và linh kiện nổi tiếng thế giới, trong đó có gia công sản xuất iPhone và iPad cho Apple) mới đây đã quyết định tăng lương cho phần lớn trong tổng số 1,2 triệu lao động của hãng tại Trung Quốc.
Đây là một tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang đánh mất ngôi vị "công xưởng" có chi phí thấp nhất thế giới.
Sau nhiều năm kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ nguồn nhân công giá rẻ, nhiều tập đoàn đa quốc gia tại Trung Quốc đã buộc phải "hy sinh" thêm một phần lợi nhuận khi quyết định tăng lương cho người lao động để xoa dịu những chỉ trích gay gắt rằng sản phẩm bán rất chạy của họ là "kết tinh" của sự đối xử bất công với người lao động.
Không chỉ Foxconn, Honda cũng đã đồng ý nâng lương từ 24% đến 32% cho khoảng 1.900 công nhân tại Trung Quốc.
Nhà kinh tế trưởng của Wintek (công ty chuyên sản xuất màn hình cảm ứng có doanh thu hàng năm khoảng 3 tỷ USD), Jay Huang cho biết: "Kỷ nguyên lao động giá rẻ tại Trung Quốc đã tới giai đoạn kết thúc. Mọi người thường nghĩ rằng, nhà sản xuất cần hạ giá sản phẩm hơn nữa, song thực tế giá sản phẩm hạ là nhờ chi phí lao động thấp tại Trung Quốc. Chúng tôi thừa nhận rằng, điều đó cần được thay đổi và chúng ta phải cải thiện chế độ phúc lợi cho người lao động."
Trên thực tế, "quyền lực" của người lao động tại Trung Quốc ngày một lớn hơn. Sự thiếu hụt lao động và tình hình lạm phát cao khiến người lao động Trung Quốc có nhiều lựa chọn công việc hơn trước. Họ có thể chuyển sang làm việc tại các nhà máy khác có điều kiện lao động và chế độ phúc lợi tốt hơn.
Giáo sư Zhigang Tao tại Khoa Kinh tế và Kinh doanh thuộc Đại học Hong Kong nhận định: "Sự khác biệt lớn nhất hiện nay trong cơ cấu lao động Trung Quốc xuất phát từ những nguyên nhân nội địa, như đồng Nhân dân tệ tăng giá, cơ chế xã hội hài hòa và chia sẻ phúc lợi công bằng hơn.
Đây chính là giai đoạn bước ngoặt của Trung Quốc, đồng thời cũng là một phần trong chiến lược tổng thể của nước này nhằm giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và thúc đẩy tiêu thụ nội địa nhiều hơn."
Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng kinh tế Trung Quốc đang hướng tới bước ngoặt Lewis (học thuyết kinh tế được lấy theo tên của Arthur Lewis - người đoạt giải Nobel Kinh tế 1979). Bước ngoặt đánh dấu giai đoạn là tính cạnh tranh sản xuất và tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu đi xuống khi các chi phí lao động gia tăng.
Bước ngoặt này đánh dấu sự "ra đi" về lợi thế cạnh tranh chưa từng có của lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ ở Trung Quốc. Khi đó, các quốc gia khác có chi phí nhân công thấp hơn như Ấn Độ, Việt Nam hay Bangladesh sẽ chia sẻ vai trò "công xưởng của thế giới" bằng động lực thu hút dần các nhà sản xuất toàn cầu ra khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo một số phân tích, ảnh hưởng của chi phí lao động tăng cao sẽ khác nhau đối với từng ngành.
Trong khi các nhà máy chuyên sản xuất hàng giá trị gia tăng thấp có thể dịch chuyển khỏi Trung Quốc thì các nhà máy sản xuất hàng điện tử công nghệ cao như điện thoại di động thông minh vẫn sẽ tồn tại vì Trung Quốc có hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống kiểm tra chất lượng tốt.
Mary Gallagher, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Michigan, nói: "Trung Quốc sẽ không mất nền sản xuất bởi nước này có thị trường nội địa rộng lớn, nhưng sẽ chuyển sang sản xuất hàng có giá trị gia tăng cao. Người Trung Quốc không muốn nước họ chỉ là công xưởng của thế giới. Họ muốn sản xuất hàng công nghệ cao."
Thế giới cũng sẽ chịu tác động không nhỏ bởi "bước ngoặt Trung Quốc" khi người lao động nước này được tăng lương.
Chi phí kinh doanh, sản xuất tại Trung Quốc tăng cao dẫn đến việc giá các loại hàng hóa, từ áo phông cho đến máy tính, điện thoại thông minh... sẽ đồng loạt tăng. Nói một cách khác, hàng hóa Trung Quốc sẽ không còn rẻ nữa.
Bên cạnh đó, nếu Chính phủ Trung Quốc thực hiện đúng lộ trình từng bước nâng giá đồng Nhân dân tệ so với USD, chi phí sản xuất tại Trung Quốc chắc chắn còn tăng nữa. Điều này sẽ làm cho hàng hóa của các công ty Trung Quốc tại thị trường nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn và có thể họ sẽ quay trở về thị trường nội địa./.
Đây là một tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang đánh mất ngôi vị "công xưởng" có chi phí thấp nhất thế giới.
Sau nhiều năm kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ nguồn nhân công giá rẻ, nhiều tập đoàn đa quốc gia tại Trung Quốc đã buộc phải "hy sinh" thêm một phần lợi nhuận khi quyết định tăng lương cho người lao động để xoa dịu những chỉ trích gay gắt rằng sản phẩm bán rất chạy của họ là "kết tinh" của sự đối xử bất công với người lao động.
Không chỉ Foxconn, Honda cũng đã đồng ý nâng lương từ 24% đến 32% cho khoảng 1.900 công nhân tại Trung Quốc.
Nhà kinh tế trưởng của Wintek (công ty chuyên sản xuất màn hình cảm ứng có doanh thu hàng năm khoảng 3 tỷ USD), Jay Huang cho biết: "Kỷ nguyên lao động giá rẻ tại Trung Quốc đã tới giai đoạn kết thúc. Mọi người thường nghĩ rằng, nhà sản xuất cần hạ giá sản phẩm hơn nữa, song thực tế giá sản phẩm hạ là nhờ chi phí lao động thấp tại Trung Quốc. Chúng tôi thừa nhận rằng, điều đó cần được thay đổi và chúng ta phải cải thiện chế độ phúc lợi cho người lao động."
Trên thực tế, "quyền lực" của người lao động tại Trung Quốc ngày một lớn hơn. Sự thiếu hụt lao động và tình hình lạm phát cao khiến người lao động Trung Quốc có nhiều lựa chọn công việc hơn trước. Họ có thể chuyển sang làm việc tại các nhà máy khác có điều kiện lao động và chế độ phúc lợi tốt hơn.
Giáo sư Zhigang Tao tại Khoa Kinh tế và Kinh doanh thuộc Đại học Hong Kong nhận định: "Sự khác biệt lớn nhất hiện nay trong cơ cấu lao động Trung Quốc xuất phát từ những nguyên nhân nội địa, như đồng Nhân dân tệ tăng giá, cơ chế xã hội hài hòa và chia sẻ phúc lợi công bằng hơn.
Đây chính là giai đoạn bước ngoặt của Trung Quốc, đồng thời cũng là một phần trong chiến lược tổng thể của nước này nhằm giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và thúc đẩy tiêu thụ nội địa nhiều hơn."
Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng kinh tế Trung Quốc đang hướng tới bước ngoặt Lewis (học thuyết kinh tế được lấy theo tên của Arthur Lewis - người đoạt giải Nobel Kinh tế 1979). Bước ngoặt đánh dấu giai đoạn là tính cạnh tranh sản xuất và tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu đi xuống khi các chi phí lao động gia tăng.
Bước ngoặt này đánh dấu sự "ra đi" về lợi thế cạnh tranh chưa từng có của lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ ở Trung Quốc. Khi đó, các quốc gia khác có chi phí nhân công thấp hơn như Ấn Độ, Việt Nam hay Bangladesh sẽ chia sẻ vai trò "công xưởng của thế giới" bằng động lực thu hút dần các nhà sản xuất toàn cầu ra khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo một số phân tích, ảnh hưởng của chi phí lao động tăng cao sẽ khác nhau đối với từng ngành.
Trong khi các nhà máy chuyên sản xuất hàng giá trị gia tăng thấp có thể dịch chuyển khỏi Trung Quốc thì các nhà máy sản xuất hàng điện tử công nghệ cao như điện thoại di động thông minh vẫn sẽ tồn tại vì Trung Quốc có hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống kiểm tra chất lượng tốt.
Mary Gallagher, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Michigan, nói: "Trung Quốc sẽ không mất nền sản xuất bởi nước này có thị trường nội địa rộng lớn, nhưng sẽ chuyển sang sản xuất hàng có giá trị gia tăng cao. Người Trung Quốc không muốn nước họ chỉ là công xưởng của thế giới. Họ muốn sản xuất hàng công nghệ cao."
Thế giới cũng sẽ chịu tác động không nhỏ bởi "bước ngoặt Trung Quốc" khi người lao động nước này được tăng lương.
Chi phí kinh doanh, sản xuất tại Trung Quốc tăng cao dẫn đến việc giá các loại hàng hóa, từ áo phông cho đến máy tính, điện thoại thông minh... sẽ đồng loạt tăng. Nói một cách khác, hàng hóa Trung Quốc sẽ không còn rẻ nữa.
Bên cạnh đó, nếu Chính phủ Trung Quốc thực hiện đúng lộ trình từng bước nâng giá đồng Nhân dân tệ so với USD, chi phí sản xuất tại Trung Quốc chắc chắn còn tăng nữa. Điều này sẽ làm cho hàng hóa của các công ty Trung Quốc tại thị trường nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn và có thể họ sẽ quay trở về thị trường nội địa./.
Việt Khoa (TTXVN)