Từ 16/8 Thừa Thiên-Huế tổ chức phiên chợ đêm tại Cầu ngói Thanh Toàn

Phiên chợ đêm được bố trí quanh Cầu ngói Thanh Toàn với nhiều hoạt động hấp dẫn như chợ ẩm thực và hội bài chòi; các trò chơi dân gian; trưng bày dành cho khách tham quan...
Cầu ngói Thanh Toàn. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)
Cầu ngói Thanh Toàn. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)

Thông tin từ Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế, tỉnh sẽ tổ chức phiên chợ đêm hàng tháng tại Cầu ngói Thanh Toàn bắt đầu từ 19 giờ ngày 16/8 (ngày 16/7 âm lịch). Phiên chợ này sẽ được duy trì vào ngày 16 âm lịch hàng tháng, kể cả mùa mưa.

Phiên chợ đêm được bố trí quanh Cầu ngói Thanh Toàn với nhiều hoạt động hấp dẫn như chợ ẩm thực và hội bài chòi; các trò chơi dân gian; trưng bày dành cho khách tham quan các hoạt động trình diễn thao tác sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; tham quan Nhà trưng bày nông ngư cụ truyền thống...

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế cho biết, phiên chợ đêm tại Cầu ngói Thanh Toàn là sự kiện do cộng đồng và doanh nghiệp phối hợp thực hiện với sự ủng hộ của chính quyền các cấp.

[Photo] Cây cầu ngói độc đáo hơn 240 năm tuổi ở Thừa Thiên-Huế

Lâu nay, Cầu ngói Thanh Toàn là điểm đến thu hút khách du lịch vào ban ngày nhưng chưa có các hoạt động vào buổi tối.

Việc triển khai các hoạt động, dịch vụ vào buổi tối là định hướng ngành Du lịch Thừa Thiên-Huế đang triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.

Cầu ngói Thanh Toàn là cây cầu độc đáo bắc qua một con mương chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh Toàn, thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế), cách trung tâm thành phố Huế chừng 8km theo đường bộ về phía Đông.

Cầu ngói Thanh Toàn vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Đây là một di tích kiến trúc rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và còn là một thắng cảnh luôn thu hút đông đảo khách thập phương.

Cầu ngói Thanh Toàn được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Bằng công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1990. Từ đó đến nay, số lượng khách du lịch đến với Cầu ngói Thanh Toàn ngày càng tăng.

Mùa cao điểm (từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm) mỗi ngày có gần 200 lượt khách, chủ yếu là khách nước ngoài đến tham quan. Vào mùa thấp điểm, trừ những ngày mưa lũ, số lượng khách cũng khoảng gần 100 lượt/ngày.

Để duy trì cây cầu khang trang như hiện nay, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đầu tư gần 13 tỷ đồng trùng tu và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn, bao gồm việc gia cố nền móng công trình; phục hồi hạng mục với yêu cầu tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc; bố trí điện chiếu sáng...

Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản đã hỗ trợ triển khai Dự án xây dựng mô hình phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng tại xã Thủy Thanh./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.