Tư lệnh quốc phòng Australia: Phương Tây đối mặt với mối đe dọa mới

Tướng Angus Campbell, Tư lệnh Quốc phòng Australia, cho rằng thế giới phương Tây coi chiến tranh là sự thể hiện các giá trị của họ, các giá trị mà họ thấy khó tương thích với xung đột chính trị.
Tư lệnh quốc phòng Australia: Phương Tây đối mặt với mối đe dọa mới ảnh 1Tướng Angus Campbell. (Nguồn: theaustralian.com.au)

Trang mạng aspistrategist.org.au đưa tin chỉ huy Lực lượng Quốc phòng Australia cảnh báo các nền dân chủ phương Tây có nguy cơ bị áp đảo bởi các cường quốc chuyên chế không bị ràng buộc bởi các quy tắc và sẵn sàng sử dụng các chiến dịch thông tin, hoạt động mạng, đánh cắp sở hữu trí tuệ, gây sức ép và tuyên truyền để làm suy yếu họ.

Trong bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế mang tên "Chiến tranh vào năm 2025" của ASPI, Tướng Angus Campbell, Tư lệnh Quốc phòng Australia, tuyên bố phiên bản xung đột chính trị mới và hiện đại hóa này có thể đã bắt đầu.

Campbell cho biết ông cảm thấy một mối lo ngại mới trên thế giới rằng xung đột giữa các quốc gia có thể xảy ra.

[Chính phủ Australia lên kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo]

Các quốc gia phương Tây từ nhiều thập kỷ trước đã bác bỏ các khái niệm chính về xung đột chính trị khi họ đòi hỏi và mong đợi sự minh bạch, giám sát và phê bình của chính phủ nhiều hơn.

"Hôm nay, một phiên bản mới và hiện đại hóa của xung đột chính trị đã xuất hiện," ông Campbell nói. "Nó pha trộn cái cũ với cái mới."

Trong một thế giới ngày càng kết nối, các hoạt động này bao gồm từ các chiến dịch thông tin, hoạt động mạng và đánh cắp sở hữu trí tuệ, cho đến gây áp lực và tuyên truyền.

Đây là "những hoạt động thuộc vùng xám," đã lật đổ, làm xói mòn và làm suy yếu, phá vỡ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Nhưng trong mắt của quốc gia mục tiêu, những hoạt động này đã không đạt được mục tiêu đối phó chiến tranh.

Các quốc gia không bị đè nén hoặc ít bị kìm hãm, và thường dựa vào mánh khóe lừa bịp để sinh tồn có thể khai thác tốt hơn các phương pháp luận về xung đột chính trị. Họ biết cách sắp xếp và kiểm soát tất cả các công cụ và tiềm lực của nhà nước để phục vụ các mục đích của mình.

"Thường được xây dựng dựa trên thực tế hoặc những lời hoa mỹ của cuộc cách mạng và coi "người khác" là kẻ thù, quan niệm về chiến tranh của họ khác biệt rõ rệt," Tướng Campbell nêu rõ.

"Thông thường, các quốc gia này tập hợp thành nhóm ở một phía: nơi người dân phục vụ nhà nước - cũng như luật pháp - và tất cả các yếu tố và thể chế khác của xã hội và nhà nước."

Tướng Campbell cho rằng chiến tranh giữa các nhà nước là kịch bản lựa chọn cuối cùng và xấu nhất - "kịch bản mà ADF phải chuẩn bị để đối phó nhưng tất cả chúng ta nên cố gắng tránh."

Ông trích dẫn tuyên bố của Leon Trotsky, rằng: "Bạn có thể không quan tâm đến chiến tranh, nhưng chiến tranh quan tâm đến bạn."

Tướng Campbell nói thêm: "Cuộc hội thảo này yêu cầu chúng ta nhìn về phía trước, chuẩn bị tinh thần cho khả năng xảy ra chiến tranh vào năm 2020. Về mặt phát triển năng lực, năm 2025 về cơ bản phải chuẩn bị từ bây giờ và chúng ta sẽ chiến đấu với ADF và các đối tác của chúng ta hôm nay. Tôi hy vọng chúng ta sẽ liên minh và liên kết, Australia chưa bao giờ chiến đấu một mình, và đó là tình cảnh tồi tệ nhất trong một cuộc chiến."

Ông nhấn mạnh: "Bất kỳ cuộc xung đột nào cũng sẽ kéo dài hơn chúng ta mong đợi, và sẽ gây nhiều thương vong hơn - cho binh sỹ và đáng buồn là cả cho dân thường - hơn chúng ta mong đợi."

Theo ông, bất kỳ tàu chiến lớn, máy bay hay căn cứ trên mặt đất nào bị rơi vào tay kẻ thù hoặc bị vô hiệu hóa sẽ không được thay thế trong lúc đang xảy ra chiến sự.

Cho đến giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, xung đột chính trị đã được thừa nhận rộng rãi ở Mỹ như một công cụ quan trọng của chiến lược quốc gia.

Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đã thuyết phục nhiều nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ, rằng một khía cạnh chính trị và tâm lý của cuộc xung đột là rất quan trọng trong thế giới đương đại. Họ đã thấy điều đó diễn ra như thế nào.

"Và tất nhiên, giới lãnh đạo Liên Xô đều là những đối thủ đáng gờm và là bậc thầy về nghệ thuật xung đột chính trị," Tướng Campbell nói.

Nhưng sau đó, dần dần các kỹ thuật chiến tranh chính trị đã bị suy giảm, khi các hoạt động vụng về, sự giám sát của quốc hội và sự kiểm soát của truyền thông bị thất bại do phương Tây - và đặc biệt là Mỹ, đòi hỏi phải làm tốt hơn.

"Kìm hãm Liên Xô bằng cách đạt được sự thống trị về kỹ thuật đã trở thành trọng tâm. Việc tuyên truyền bôi nhọ gần như đã ngừng hoàn toàn vào giữa thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước."

Tướng Campbell cho rằng các chế độ chuyên chế đã nhìn nhận chiến tranh theo nghĩa rộng hơn nhiều. "Phạm vi hoạt động của họ kéo dài từ điều mà chúng ta coi là "hòa bình" đến chiến tranh hạt nhân.

Ông nêu rõ: "Xung đột chính trị lật đổ và làm suy yếu. Nó thâm nhập vào tâm trí. Nó tìm cách gây ảnh hưởng, khuất phục, chế ngự, gây rối. Nó có thể bí mật hoặc công khai. Nó không bị giới hạn bởi các khái niệm hay định nghĩa về hòa bình hay thời bình. Nó không thay đổi và có thể mở rộng, và quan trọng nhất là nó thích nghi."

Theo ông, các quốc gia nghiêng về nền dân chủ không tưởng thường có quan niệm hẹp về chiến tranh, và hành động của họ đã thể hiện điều này. Những quốc gia này đã xác định hướng tới các chế độ chuyên chế có xu hướng có một quan niệm về chiến tranh rộng hơn nhiều.

Thế giới phương Tây coi chiến tranh là sự thể hiện các giá trị của họ, các giá trị mà họ thấy khó tương thích với xung đột chính trị.

Ông nói: "Điều đó chỉ xảy ra khi các lực lượng đụng độ - khi bạo lực có động cơ nổ ra - dẫn đến chiến tranh. Xã hội Australia có xu hướng nhìn nhận chiến tranh theo tiêu chuẩn kép, cứng nhắc như các đồng minh của họ đã làm. Tuy nhiên... không có gì là cố định. Bởi vì khi một kẻ thù đủ ghê gớm, các phương pháp gián tiếp của xung đột chính trị trở nên dễ chấp nhận hơn"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục