Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN), khu vực tư nhân của nước này sẽ cần khoảng 2 triệu lao động lành nghề trong vòng ba năm tới để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh đang gia tăng.
Con số trên được KADIN đưa ra trên cơ sở điều tra nhu cầu nhân lực của 13 hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có Hiệp hội Đóng tàu Indonesia (IPERINDO), Hiệp hội các Chủ lao động Indonesia (APINDO), Hiệp hội Đồ nội thất và Thủ công Mỹ nghệ (ASMINDO) và Hiệp hội Khách sạn và Nhà hàng Indonesia (PHRI).
Chủ tịch KADIN, Suryo Bambang Sulisto, cho biết các lĩnh vực kinh doanh thuộc 13 hiệp hội nói trên có thể tạo ra cơ hội việc làm cho 2,91 triệu người một năm, nhưng 80% lao động làm các công việc này chưa có tay nghề.
Do vậy, cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa chính phủ và khu vực tư nhân để đào tạo nâng cao chất lượng lao động trẻ.
KADIN sẽ cùng với Cơ quan cấp chứng nhận nghề Quốc gia Indonesia (BNSP) và các Hiệp hội thúc đẩy chương trình giáo dục và đào tạo lao động trẻ.
Theo thỏa thuận ba bên, KADIN sẽ chịu trách nhiệm thành lập các trung tâm đào tạo nghề tại tất cả 33 tỉnh trong cả nước, BNSP chịu trách nhiệm xác nhận và cấp chứng chỉ nghề, còn các Hiệp hội sẽ tạo cơ hội việc làm cho các lao động trẻ.
Chương trình nói trên sẽ được Ủy ban Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS) hỗ trợ, nhằm mục đích nâng cao chất lượng lao động trẻ trong 6 sáu hành lang kinh tế trên toàn quốc, được triển khai trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể của chính phủ đẩy nhanh và mở rộng tăng trưởng kinh tế Indonesia (MP3EI).
Chính phủ Indonesia sẽ chi hàng nghìn tỷ rupiah cho MP3EI nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển quốc gia Indonesia, Armida Alisjahbana, đã hoan nghênh sự hợp tác ba bên nói trên và cam kết sẽ hỗ trợ tối đa có thể cho chương trình đào tạo nguồn nhân lực trẻ, đồng thời cho rằng sự hợp tác như vậy có thể giúp cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp 6,56% năm 2011 xuống còn 5-6% vào năm 2014 và tạo được 3-4 triệu việc làm/năm vào năm 2025.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BSP) cho biết tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã giảm từ 7,14% năm 2010 xuống 6,56% năm 2011, và số người thất nghiệp ở độ tuổi từ 15-24 đã giảm từ 6,8 triệu năm 2005 xuống 4,2 triệu năm 2011. Tuy nhiên, các con số này vẫn cao hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan và Malaysia./.
Con số trên được KADIN đưa ra trên cơ sở điều tra nhu cầu nhân lực của 13 hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có Hiệp hội Đóng tàu Indonesia (IPERINDO), Hiệp hội các Chủ lao động Indonesia (APINDO), Hiệp hội Đồ nội thất và Thủ công Mỹ nghệ (ASMINDO) và Hiệp hội Khách sạn và Nhà hàng Indonesia (PHRI).
Chủ tịch KADIN, Suryo Bambang Sulisto, cho biết các lĩnh vực kinh doanh thuộc 13 hiệp hội nói trên có thể tạo ra cơ hội việc làm cho 2,91 triệu người một năm, nhưng 80% lao động làm các công việc này chưa có tay nghề.
Do vậy, cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa chính phủ và khu vực tư nhân để đào tạo nâng cao chất lượng lao động trẻ.
KADIN sẽ cùng với Cơ quan cấp chứng nhận nghề Quốc gia Indonesia (BNSP) và các Hiệp hội thúc đẩy chương trình giáo dục và đào tạo lao động trẻ.
Theo thỏa thuận ba bên, KADIN sẽ chịu trách nhiệm thành lập các trung tâm đào tạo nghề tại tất cả 33 tỉnh trong cả nước, BNSP chịu trách nhiệm xác nhận và cấp chứng chỉ nghề, còn các Hiệp hội sẽ tạo cơ hội việc làm cho các lao động trẻ.
Chương trình nói trên sẽ được Ủy ban Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS) hỗ trợ, nhằm mục đích nâng cao chất lượng lao động trẻ trong 6 sáu hành lang kinh tế trên toàn quốc, được triển khai trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể của chính phủ đẩy nhanh và mở rộng tăng trưởng kinh tế Indonesia (MP3EI).
Chính phủ Indonesia sẽ chi hàng nghìn tỷ rupiah cho MP3EI nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển quốc gia Indonesia, Armida Alisjahbana, đã hoan nghênh sự hợp tác ba bên nói trên và cam kết sẽ hỗ trợ tối đa có thể cho chương trình đào tạo nguồn nhân lực trẻ, đồng thời cho rằng sự hợp tác như vậy có thể giúp cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp 6,56% năm 2011 xuống còn 5-6% vào năm 2014 và tạo được 3-4 triệu việc làm/năm vào năm 2025.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BSP) cho biết tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã giảm từ 7,14% năm 2010 xuống 6,56% năm 2011, và số người thất nghiệp ở độ tuổi từ 15-24 đã giảm từ 6,8 triệu năm 2005 xuống 4,2 triệu năm 2011. Tuy nhiên, các con số này vẫn cao hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan và Malaysia./.
Việt Tú (TTXVN)