Theo phóng viên TTXVN tại Seoul (Hàn Quốc), chiều 24/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam) và Quỹ hỗ trợ việc làm Hàn Quốc tổ chức buổi gặp mặt người lao động Việt Nam tại thành phố Incheon và lân cận.
Buổi gặp mặt diễn ra thân mật tại Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài thành phố Incheon dưới sự tài trợ của Công đoàn phát triển nhân lực Hàn Quốc (HRD).
Tham dự buổi gặp mặt về phía Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc có Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Nguyễn Hải Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài Incheon Hwang Chang-be, đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) khu vực Incheon, đại diện Quỹ hỗ trợ việc làm Hàn Quốc, Đại diện Hội Người Việt Nam tại Hàn Quốc cùng đông đảo người lao động ở khu vực thành phố Incheon và vùng lân cận.
Thay mặt đoàn công tác của Bộ Lao động-Thương binh xã hội Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Lê Mạnh Hùng đã có buổi nói chuyện thân mật với người lao động, phân tích, biểu dương những điểm nổi bật của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc trong thời gian qua, đồng thời đưa ra những vấn đề tồn tại, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đưa người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.
Ông Lê Mạnh Hùng cũng giới thiệu rất chi tiết một số chính sách ưu đãi mới của Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc nhằm khuyến khích người lao động hết hợp đồng về nước đúng hạn.
Nhìn chung, người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc được đánh giá cao bởi tính cần cù, chịu khó và dễ hòa đồng. Chính vì vậy, trong các năm trước đây tỷ lệ người lao động đăng ký dự tuyển được phía sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn khá cao.
Số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc nhập cảnh Hàn Quốc hàng năm luôn dẫn đầu trong tổng số 15 quốc gia phái cử. Tuy nhiên, ông Lê Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh rằng hiện vị trí dẫn đầu của Việt Nam đã không còn, tình hình thực hiện chương trình hợp tác đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng người lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao đồng không về nước đúng thời hạn.
Theo số liệu thống kê, năm 2012, có 17.500 lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động phải về nước nhưng chỉ có khoảng gần 8.000 lao động về nước đúng hạn (chiếm khoảng 45%).
Trong 6 tháng đầu năm 2013, dự kiến sẽ có khoảng trên 6.000 lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động. Trong khi các nước phái cử khác tỷ lệ người lao động không về nước đúng thời hạn chỉ ở mức 20% thì tỷ lệ của lao động Việt Nam thường dao động trên 50%.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, việc Hàn Quốc tạm dừng ký lại MoU với Việt Nam đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc. Hiện có gần 700 người lao động thuộc các huyện nghèo đã đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn nhưng chưa được làm hồ sơ đăng ký dự tuyển.
Bên cạnh đó, hơn 10.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc của những lao động đạt yêu cầu (qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn) cũng bị tạm ngừng giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc và các kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn cho những người lao động mới có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc cũng buộc phải tạm dừng.
Nhằm khuyến khích người lao động về nước đúng hạn, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với lao động nước ngoài. Đó là cho phép tái nhập cảnh đối với những người lao động hoàn thành hợp đồng về nước đúng thời hạn và đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, chính phủ Hàn Quốc cũng ưu tiên tái nhập cảnh mà không phải kiểm tra lại năng lực tiếng Hàn cho những người lao động nước ngoài mẫu mực (làm việc hợp pháp liên tục cho một chủ sử dụng trong suốt thời gian ở Hàn Quốc và về nước đúng hạn). Từ tháng 7/2012 đến nay, đã có 1.216 lao động mẫu mực đăng ký hợp đồng lao động, trong đó 743 lao động thuộc diện này được xuất cảnh trở lại Hàn Quốc làm việc.
Ông Lê Mạnh Hùng cũng khẳng định rằng Các thủ tục để trở lại Hàn Quốc làm việc đối với những người lao động thuộc hai diện nêu trên đều được tiến hành trực tiếp tại Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam.
Theo đó, người lao động được tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong quá trình làm thủ tục, không gặp bất cứ phiền hà nào. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc còn có chính sách hỗ trợ hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí, giới thiệu việc làm cho người lao động với các công ty Hàn Quốc đang có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Thay mặt đoàn công tác, ông Lê Mạnh Hùng cũng đã giải thích cặn kẽ về những thắc mắc liên quan đến thủ tục, quy trình và điều kiện cần thiết để người lao động hết hợp đồng về nước đúng thời hạn có thể sớm trở lại Hàn Quốc làm việc theo đúng nguyện vọng.
Đại diện cho những người lao động vừa được tái nhập cảnh Hàn Quốc trong năm 2012, anh Trần Văn Thuật, quê Hải Dương chia sẻ “Tôi sang Hàn Quốc làm việc lần đầu từ năm 2005. Vào thời điểm đó chúng tôi chưa phải học và thi năng lực tiếng Hàn như bây giờ. Tuy nhiên, sau sáu năm làm việc tại đây vốn tiếng Hàn của tôi đã khá tốt. Hết hạn hợp đồng tôi đã quyết định về nước và đăng ký trở lại Hàn Quốc làm việc. Sau thời gian ôn thi, được sự giúp đỡ tận tình của Trung tâm lao động ngoài nước, tôi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết rất nhanh và đến nay tôi đã trở lại Hàn Quốc làm việc mà không gặp bất cứ khó khăn nào.”
Cùng quan điểm, anh Nguyễn Thanh Đông, quê Hải Phòng nói thêm: “Tôi nghĩ rằng việc người lao động hết hợp đồng quyết định trốn ở lại làm việc bất hợp pháp là hoàn toàn không nên. Điều này không chỉ thiệt thòi cho chính các bạn khi luôn ở trong tâm trạng lo sợ bị trục xuất bất cứ lúc nào mà ảnh hưởng cả đến những người lao động mới đang có nguyện vọng sang Hàn Quốc làm việc. Tôi được biết do tỷ lệ người lao động Việt Nam chúng ta không về nước đúng thời hạn quá cao nên phía Bạn chưa ký lại bản ghi nhớ về tiếp nhận lao động mới. Vì vậy hiện chỉ có những người lao động hết hợp đồng về nước đúng hạn như chúng tôi mới được tái nhập cảnh Hàn Quốc. Tôi nghĩ rằng chúng ta về nước đúng hạn sẽ mang lại thuận lợi cho chính chúng ta và cả những người khác nữa.”
Trong khuôn khổ buổi gặp gỡ, đại diện HRD khu vực Incheon cũng giới thiệu thêm với người lao động Việt Nam về những chính sách mới của chính phủ Hàn Quốc đối với người lao động nước ngoài hết hợp đồng muốn trở lại Hàn Quốc làm việc.
Theo đó, chương trình tái nhập cảnh cho lao động trung thành được thực hiện từ tháng 2/2012. Những người lao động hết hợp đồng về nước đúng thời hạn và đủ điều kiện thì chỉ sau từ 3 đến 6 tháng có thể trở lại Hàn Quốc làm việc theo đúng nguyện vọng ban đầu.
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, trước khi hết hợp đồng 2 tháng, HRD sẽ chủ động gửi thông báo, hướng dẫn kèm đơn xin việc đến tay người lao động để làm các thủ tục cần thiết trước khi về nước.
Luôn đồng hành với người lao động nói riêng và Cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc nói chúng, Văn phòng đại diện Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Seoul đã trao tặng 4 vé máy bay khứ hồi (90% và 100%) cho người lao động tham dự buổi gặp mặt này.
Ngoài ra, người lao động cũng được nhận các phần quà rất có ý nghĩa của ban tổ chức thông qua hình thức bốc thăm may mắn. Buổi gặp mặt thêm phần sôi động với các tiết mục văn nghệ do ca sỹ Quốc Khánh từ Việt Nam sang và anh chị em lao động phối hợp biểu diễn./.
Buổi gặp mặt diễn ra thân mật tại Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài thành phố Incheon dưới sự tài trợ của Công đoàn phát triển nhân lực Hàn Quốc (HRD).
Tham dự buổi gặp mặt về phía Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc có Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Nguyễn Hải Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài Incheon Hwang Chang-be, đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) khu vực Incheon, đại diện Quỹ hỗ trợ việc làm Hàn Quốc, Đại diện Hội Người Việt Nam tại Hàn Quốc cùng đông đảo người lao động ở khu vực thành phố Incheon và vùng lân cận.
Thay mặt đoàn công tác của Bộ Lao động-Thương binh xã hội Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Lê Mạnh Hùng đã có buổi nói chuyện thân mật với người lao động, phân tích, biểu dương những điểm nổi bật của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc trong thời gian qua, đồng thời đưa ra những vấn đề tồn tại, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đưa người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.
Ông Lê Mạnh Hùng cũng giới thiệu rất chi tiết một số chính sách ưu đãi mới của Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc nhằm khuyến khích người lao động hết hợp đồng về nước đúng hạn.
Nhìn chung, người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc được đánh giá cao bởi tính cần cù, chịu khó và dễ hòa đồng. Chính vì vậy, trong các năm trước đây tỷ lệ người lao động đăng ký dự tuyển được phía sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn khá cao.
Số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc nhập cảnh Hàn Quốc hàng năm luôn dẫn đầu trong tổng số 15 quốc gia phái cử. Tuy nhiên, ông Lê Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh rằng hiện vị trí dẫn đầu của Việt Nam đã không còn, tình hình thực hiện chương trình hợp tác đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng người lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao đồng không về nước đúng thời hạn.
Theo số liệu thống kê, năm 2012, có 17.500 lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động phải về nước nhưng chỉ có khoảng gần 8.000 lao động về nước đúng hạn (chiếm khoảng 45%).
Trong 6 tháng đầu năm 2013, dự kiến sẽ có khoảng trên 6.000 lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động. Trong khi các nước phái cử khác tỷ lệ người lao động không về nước đúng thời hạn chỉ ở mức 20% thì tỷ lệ của lao động Việt Nam thường dao động trên 50%.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, việc Hàn Quốc tạm dừng ký lại MoU với Việt Nam đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc. Hiện có gần 700 người lao động thuộc các huyện nghèo đã đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn nhưng chưa được làm hồ sơ đăng ký dự tuyển.
Bên cạnh đó, hơn 10.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc của những lao động đạt yêu cầu (qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn) cũng bị tạm ngừng giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc và các kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn cho những người lao động mới có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc cũng buộc phải tạm dừng.
Nhằm khuyến khích người lao động về nước đúng hạn, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với lao động nước ngoài. Đó là cho phép tái nhập cảnh đối với những người lao động hoàn thành hợp đồng về nước đúng thời hạn và đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, chính phủ Hàn Quốc cũng ưu tiên tái nhập cảnh mà không phải kiểm tra lại năng lực tiếng Hàn cho những người lao động nước ngoài mẫu mực (làm việc hợp pháp liên tục cho một chủ sử dụng trong suốt thời gian ở Hàn Quốc và về nước đúng hạn). Từ tháng 7/2012 đến nay, đã có 1.216 lao động mẫu mực đăng ký hợp đồng lao động, trong đó 743 lao động thuộc diện này được xuất cảnh trở lại Hàn Quốc làm việc.
Ông Lê Mạnh Hùng cũng khẳng định rằng Các thủ tục để trở lại Hàn Quốc làm việc đối với những người lao động thuộc hai diện nêu trên đều được tiến hành trực tiếp tại Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam.
Theo đó, người lao động được tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong quá trình làm thủ tục, không gặp bất cứ phiền hà nào. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc còn có chính sách hỗ trợ hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí, giới thiệu việc làm cho người lao động với các công ty Hàn Quốc đang có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Thay mặt đoàn công tác, ông Lê Mạnh Hùng cũng đã giải thích cặn kẽ về những thắc mắc liên quan đến thủ tục, quy trình và điều kiện cần thiết để người lao động hết hợp đồng về nước đúng thời hạn có thể sớm trở lại Hàn Quốc làm việc theo đúng nguyện vọng.
Đại diện cho những người lao động vừa được tái nhập cảnh Hàn Quốc trong năm 2012, anh Trần Văn Thuật, quê Hải Dương chia sẻ “Tôi sang Hàn Quốc làm việc lần đầu từ năm 2005. Vào thời điểm đó chúng tôi chưa phải học và thi năng lực tiếng Hàn như bây giờ. Tuy nhiên, sau sáu năm làm việc tại đây vốn tiếng Hàn của tôi đã khá tốt. Hết hạn hợp đồng tôi đã quyết định về nước và đăng ký trở lại Hàn Quốc làm việc. Sau thời gian ôn thi, được sự giúp đỡ tận tình của Trung tâm lao động ngoài nước, tôi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết rất nhanh và đến nay tôi đã trở lại Hàn Quốc làm việc mà không gặp bất cứ khó khăn nào.”
Cùng quan điểm, anh Nguyễn Thanh Đông, quê Hải Phòng nói thêm: “Tôi nghĩ rằng việc người lao động hết hợp đồng quyết định trốn ở lại làm việc bất hợp pháp là hoàn toàn không nên. Điều này không chỉ thiệt thòi cho chính các bạn khi luôn ở trong tâm trạng lo sợ bị trục xuất bất cứ lúc nào mà ảnh hưởng cả đến những người lao động mới đang có nguyện vọng sang Hàn Quốc làm việc. Tôi được biết do tỷ lệ người lao động Việt Nam chúng ta không về nước đúng thời hạn quá cao nên phía Bạn chưa ký lại bản ghi nhớ về tiếp nhận lao động mới. Vì vậy hiện chỉ có những người lao động hết hợp đồng về nước đúng hạn như chúng tôi mới được tái nhập cảnh Hàn Quốc. Tôi nghĩ rằng chúng ta về nước đúng hạn sẽ mang lại thuận lợi cho chính chúng ta và cả những người khác nữa.”
Trong khuôn khổ buổi gặp gỡ, đại diện HRD khu vực Incheon cũng giới thiệu thêm với người lao động Việt Nam về những chính sách mới của chính phủ Hàn Quốc đối với người lao động nước ngoài hết hợp đồng muốn trở lại Hàn Quốc làm việc.
Theo đó, chương trình tái nhập cảnh cho lao động trung thành được thực hiện từ tháng 2/2012. Những người lao động hết hợp đồng về nước đúng thời hạn và đủ điều kiện thì chỉ sau từ 3 đến 6 tháng có thể trở lại Hàn Quốc làm việc theo đúng nguyện vọng ban đầu.
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, trước khi hết hợp đồng 2 tháng, HRD sẽ chủ động gửi thông báo, hướng dẫn kèm đơn xin việc đến tay người lao động để làm các thủ tục cần thiết trước khi về nước.
Luôn đồng hành với người lao động nói riêng và Cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc nói chúng, Văn phòng đại diện Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Seoul đã trao tặng 4 vé máy bay khứ hồi (90% và 100%) cho người lao động tham dự buổi gặp mặt này.
Ngoài ra, người lao động cũng được nhận các phần quà rất có ý nghĩa của ban tổ chức thông qua hình thức bốc thăm may mắn. Buổi gặp mặt thêm phần sôi động với các tiết mục văn nghệ do ca sỹ Quốc Khánh từ Việt Nam sang và anh chị em lao động phối hợp biểu diễn./.
Anh Nguyên-Việt Cường/Seoul (Vietnam+)