Phố Văn Miếu mang bản sắc rất riêng của Hà Nội, trầm lắng và thanh tịnh với sắc vàng, đỏ hồng điều của đôi câu đối, những chữ thư pháp treo trên bức tường rêu phong xưa cũ của Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Các ông đồ ở đây thường chọn một ngày được coi là "ngày đẹp" để khai bút.
Điều ngạc nhiên là những người đến tham quan, xin chữ ở phố Văn Miếu vào những ngày giáp Tết phần đông là thanh niên và khách nước ngoài, những lớp người đầy năng động tưởng như phù hợp với nhịp điệu cuộc sống hiện đại hối hả hơn là nét văn hóa truyền thống xưa cũ của người Hà Nội.
Những ông đồ ở phố Văn Miếu có cả ông đồ già, ông đồ trẻ và "bà đồ". Những chiếc chõng tre kê trên chiếu đỏ, bên cạnh là nghiên mực tàu với các loại giấy dó, giấy điều, giấy xuyến... có sức hấp dẫn rất riêng khiến khách du lịch đến tham quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám không thể làm ngơ.
Bà Kim Bannister, quốc tịch Mỹ hào hứng với nét văn hóa truyền thống của người Việt, bấm máy liên tục ghi lại cảnh các ông đồ già đang khòm lưng nắn nót từng nét chữ thư pháp.
Một khách tham quan hỏi sao biết chỗ này, bà cho hay sau khi tham quan Văn Miếu, ra đây thấy lạ thì xem. Ở nước Mỹ không có dịch vụ thế này. Bà thấy chữ rất đẹp nhưng không hiểu nghĩa thế nào. Khi được hỏi có muốn xin một chữ cầu may trong năm mới không, bà thật thà hỏi giá tiền và muốn hiểu thêm ý nghĩa của nhiều chữ nữa.
Ông đồ Nguyễn Vũ Hợp, 65 tuổi, Hội viên câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam, chuyên thư pháp Hán Nôm dáng vẻ quắc thước, tóc búi tó, mang dáng dấp của một ông đồ nhưng giọng nói, dáng vẻ mang nét lãng tử của một nhà thơ đưa những nét bút phóng khoáng trên màu đỏ hồng điều viết nên chữ "Đạt" cho khách. Đây cũng như một lời chúc mọi điều ước đều đạt trong năm mới.
Đối với các ông đồ viết thư pháp, việc tư vấn cho khách cũng là điều rất quan trọng, tùy lứa tuổi, thành phần xã hội, già hay trẻ, gái hay trai để chọn chữ cho phù hợp. Cùng với việc cho chữ, ông đồ còn thuộc rất nhiều bài thơ cổ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đưa vào những bức thư pháp.
Đã 7 năm trong nghề viết thư pháp, ông Hợp cho rằng nghệ thuật thư pháp ngày nay căn bản phải tôn trọng nét chữ của người xưa. Nét thư pháp là hồn của chữ. Nhìn vào chữ người ta có thể cảm nhận được tính cách của người viết chữ.
Viết chữ Hán nhưng phải nâng lên thành nghệ thuật, đó mới là thư pháp. Tiếc rằng, do cơ chế thị trường, nhiều người chỉ biết viết chữ Hán nhưng cũng viết thư pháp làm giảm giá trị của thư pháp. Nghệ thuật viết thư pháp phải có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, có sự rung cảm của nghệ thuật, có trình độ am hiểu vốn sống nhất định để tư vấn cho người xin chữ.
Ông "đồ" Phạm Hải trước vốn là phiên dịch tiếng Đức nay nghỉ hưu làm thêm ở Trung tâm nghiên cứu Phả học và Ứng dụng Việt Nam. Cứ Tết đến Xuân về, ông theo bạn ra Văn Miếu-Quốc Tử Giám viết thư pháp bởi ông vốn học chữ Hán từ nhỏ, nhà lại gần phố Hàng Bồ và Thuốc Bắc, nơi một số cụ đồ già còn lại của Hà Nội thường cho chữ ngày Tết.
20 năm trở lại đây, phong trào học chữ Hán sống dậy, lớp người trẻ học chữ Hán ngày càng nhiều và người dân cũng nhận thức được nét đẹp truyền thống nên số người xin chữ ngày Tết tăng lên.
Chữ Hán được viết theo cả phong cách cổ điển và phong cách mới. Trong đó, phong cách cổ điển nét chữ đường đi hoàn chỉnh, đầy đủ theo phồn thể, không phá cách còn phong cách hiện đại thì giản thể có sự sáng tạo riêng.
Tuy nhiên, trong cùng một thể loại chữ theo kiểu phồn thể nhưng nghệ thuật viết thư pháp phải thể hiện sao cho sinh động, bố trí hợp lý chặt chẽ mang sinh lực, thể hiện được hồn cốt của chữ, sao cho hài hòa như một bức họa để người xem có thể rung cảm được.
Người nước ngoài đến đây tham quan cũng rất thích xin chữ để có những kỷ niệm đặc sắc của Hà Nội mang về quê hương. Một cặp vợ chồng người Nhật sau khi tham quan khu phố ông đồ đã xin chữ "hòa bình", "hạnh phúc", "kiên nhẫn", "khỏe mạnh"... để mang về đất nước với sự mong muốn đạt được trong năm mới.
Lên Hà Nội du xuân, anh Lưu Tuấn Sơn, sinh năm 1978, công tác tại Công ty Xây dựng Nam Định muốn tặng bạn gái món quà gì đó hơn là vật chất nên đã tìm đến Văn Miếu vừa tìm hiểu thêm một nét văn hóa xuân Hà Nội vừa xin chữ cầu may và tặng bạn gái chữ "dung" với mong muốn bạn gái luôn giữ nét dung dị với tâm hồn bao dung trong năm mới.
Như một thói quen, hàng năm cứ ngoài 20 tháng Chạp, khi phố ông đồ Văn Miếu-Quốc Tử Giám khai bút, ông Nguyễn Văn Thuận, quận Hoàn Kiếm lại đến đây xin chữ.
Năm nay, ông xin đôi câu đối "Hào khí Thăng Long" để treo trong phòng khách. Ông cho biết ngoài xin chữ cầu mong may mắn cho gia đình, con cái, xin chữ còn thể hiện mục tiêu phấn đấu trong một năm mới. Cái chữ để mình nhìn vào để làm việc và phấn đấu. Mặt khác, khi làm những việc không đúng thì nhìn vào chữ đấy mà tự chấn chỉnh.
Dạo qua khu phố ông đồ, ngoài những ông đồ già, các ông đồ trẻ cũng làm việc không ngơi tay.
Trong trang phục ông đồ khăn xếp, áo the, bạn Phan Vượng, sinh năm 1988, sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đang viết đôi câu đối treo bàn thờ gia tiên do khách đặt với thư pháp Việt cho biết, Vượng đến với nghề viết thư pháp như một cơ duyên, bắt nguồn từ người thầy dạy phổ thông trung học, đã từng đoạt giải về Mỹ thuật của tỉnh Vĩnh Phúc, rồi cảm nhận được trong chữ có cái ý, cái thần của người viết.
Mặc dù còn rất trẻ nhưng bạn đã viết thư pháp được 6 năm nay, đặc biệt đã có 3 năm cho chữ tại Văn Miếu. Dịp Tết dương lịch, Vượng đã được mời tham gia hội chợ 360 độ của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, viết chữ cho các sinh viên của nhà trường.
Nhờ học kiến trúc, Vượng đã đưa nguyên lý về bố cục ứng dụng vào thực tế để nâng cao giá trị của những bức thư pháp. Cùng với những ông đồ, Vượng sẽ tham gia cho chữ ngày xuân khu vực Văn Miếu-Quốc Tử Giám đến ngày 29 Tết mới về quê ăn Tết.
Ngoài cho chữ, phố ông đồ còn là nơi các nam thanh, nữ tú tìm đến để vẽ chân dung, chụp ảnh kỷ niệm, các ông đồ còn bán cả những món đồ cổ tạo cảnh sắc hòa quyện như trang điểm thêm cho khung cảnh ông đồ cho chữ ngày xuân.
Hà Nội ngày nay đã đổi mới khác xưa rất nhiều, cuộc sống hiện đại hối hả, khẩn trương nhưng nét văn hóa "ông đồ cho chữ ngày xuân" vẫn được phát huy, giữ gìn bản sắc của Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Các ông đồ ngày nay dùng điện thoại di động, có cả danh thiếp, nhưng vẫn cùng chung cái tâm của các ông đồ ngày xưa mang chữ thánh hiền đến với tâm hồn người Việt, góp thêm một nét đẹp có ý nghĩa cho Thủ đô Hà Nội lúc xuân về./.
Điều ngạc nhiên là những người đến tham quan, xin chữ ở phố Văn Miếu vào những ngày giáp Tết phần đông là thanh niên và khách nước ngoài, những lớp người đầy năng động tưởng như phù hợp với nhịp điệu cuộc sống hiện đại hối hả hơn là nét văn hóa truyền thống xưa cũ của người Hà Nội.
Những ông đồ ở phố Văn Miếu có cả ông đồ già, ông đồ trẻ và "bà đồ". Những chiếc chõng tre kê trên chiếu đỏ, bên cạnh là nghiên mực tàu với các loại giấy dó, giấy điều, giấy xuyến... có sức hấp dẫn rất riêng khiến khách du lịch đến tham quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám không thể làm ngơ.
Bà Kim Bannister, quốc tịch Mỹ hào hứng với nét văn hóa truyền thống của người Việt, bấm máy liên tục ghi lại cảnh các ông đồ già đang khòm lưng nắn nót từng nét chữ thư pháp.
Một khách tham quan hỏi sao biết chỗ này, bà cho hay sau khi tham quan Văn Miếu, ra đây thấy lạ thì xem. Ở nước Mỹ không có dịch vụ thế này. Bà thấy chữ rất đẹp nhưng không hiểu nghĩa thế nào. Khi được hỏi có muốn xin một chữ cầu may trong năm mới không, bà thật thà hỏi giá tiền và muốn hiểu thêm ý nghĩa của nhiều chữ nữa.
Ông đồ Nguyễn Vũ Hợp, 65 tuổi, Hội viên câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam, chuyên thư pháp Hán Nôm dáng vẻ quắc thước, tóc búi tó, mang dáng dấp của một ông đồ nhưng giọng nói, dáng vẻ mang nét lãng tử của một nhà thơ đưa những nét bút phóng khoáng trên màu đỏ hồng điều viết nên chữ "Đạt" cho khách. Đây cũng như một lời chúc mọi điều ước đều đạt trong năm mới.
Đối với các ông đồ viết thư pháp, việc tư vấn cho khách cũng là điều rất quan trọng, tùy lứa tuổi, thành phần xã hội, già hay trẻ, gái hay trai để chọn chữ cho phù hợp. Cùng với việc cho chữ, ông đồ còn thuộc rất nhiều bài thơ cổ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đưa vào những bức thư pháp.
Đã 7 năm trong nghề viết thư pháp, ông Hợp cho rằng nghệ thuật thư pháp ngày nay căn bản phải tôn trọng nét chữ của người xưa. Nét thư pháp là hồn của chữ. Nhìn vào chữ người ta có thể cảm nhận được tính cách của người viết chữ.
Viết chữ Hán nhưng phải nâng lên thành nghệ thuật, đó mới là thư pháp. Tiếc rằng, do cơ chế thị trường, nhiều người chỉ biết viết chữ Hán nhưng cũng viết thư pháp làm giảm giá trị của thư pháp. Nghệ thuật viết thư pháp phải có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, có sự rung cảm của nghệ thuật, có trình độ am hiểu vốn sống nhất định để tư vấn cho người xin chữ.
Ông "đồ" Phạm Hải trước vốn là phiên dịch tiếng Đức nay nghỉ hưu làm thêm ở Trung tâm nghiên cứu Phả học và Ứng dụng Việt Nam. Cứ Tết đến Xuân về, ông theo bạn ra Văn Miếu-Quốc Tử Giám viết thư pháp bởi ông vốn học chữ Hán từ nhỏ, nhà lại gần phố Hàng Bồ và Thuốc Bắc, nơi một số cụ đồ già còn lại của Hà Nội thường cho chữ ngày Tết.
20 năm trở lại đây, phong trào học chữ Hán sống dậy, lớp người trẻ học chữ Hán ngày càng nhiều và người dân cũng nhận thức được nét đẹp truyền thống nên số người xin chữ ngày Tết tăng lên.
Chữ Hán được viết theo cả phong cách cổ điển và phong cách mới. Trong đó, phong cách cổ điển nét chữ đường đi hoàn chỉnh, đầy đủ theo phồn thể, không phá cách còn phong cách hiện đại thì giản thể có sự sáng tạo riêng.
Tuy nhiên, trong cùng một thể loại chữ theo kiểu phồn thể nhưng nghệ thuật viết thư pháp phải thể hiện sao cho sinh động, bố trí hợp lý chặt chẽ mang sinh lực, thể hiện được hồn cốt của chữ, sao cho hài hòa như một bức họa để người xem có thể rung cảm được.
Người nước ngoài đến đây tham quan cũng rất thích xin chữ để có những kỷ niệm đặc sắc của Hà Nội mang về quê hương. Một cặp vợ chồng người Nhật sau khi tham quan khu phố ông đồ đã xin chữ "hòa bình", "hạnh phúc", "kiên nhẫn", "khỏe mạnh"... để mang về đất nước với sự mong muốn đạt được trong năm mới.
Lên Hà Nội du xuân, anh Lưu Tuấn Sơn, sinh năm 1978, công tác tại Công ty Xây dựng Nam Định muốn tặng bạn gái món quà gì đó hơn là vật chất nên đã tìm đến Văn Miếu vừa tìm hiểu thêm một nét văn hóa xuân Hà Nội vừa xin chữ cầu may và tặng bạn gái chữ "dung" với mong muốn bạn gái luôn giữ nét dung dị với tâm hồn bao dung trong năm mới.
Như một thói quen, hàng năm cứ ngoài 20 tháng Chạp, khi phố ông đồ Văn Miếu-Quốc Tử Giám khai bút, ông Nguyễn Văn Thuận, quận Hoàn Kiếm lại đến đây xin chữ.
Năm nay, ông xin đôi câu đối "Hào khí Thăng Long" để treo trong phòng khách. Ông cho biết ngoài xin chữ cầu mong may mắn cho gia đình, con cái, xin chữ còn thể hiện mục tiêu phấn đấu trong một năm mới. Cái chữ để mình nhìn vào để làm việc và phấn đấu. Mặt khác, khi làm những việc không đúng thì nhìn vào chữ đấy mà tự chấn chỉnh.
Dạo qua khu phố ông đồ, ngoài những ông đồ già, các ông đồ trẻ cũng làm việc không ngơi tay.
Trong trang phục ông đồ khăn xếp, áo the, bạn Phan Vượng, sinh năm 1988, sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đang viết đôi câu đối treo bàn thờ gia tiên do khách đặt với thư pháp Việt cho biết, Vượng đến với nghề viết thư pháp như một cơ duyên, bắt nguồn từ người thầy dạy phổ thông trung học, đã từng đoạt giải về Mỹ thuật của tỉnh Vĩnh Phúc, rồi cảm nhận được trong chữ có cái ý, cái thần của người viết.
Mặc dù còn rất trẻ nhưng bạn đã viết thư pháp được 6 năm nay, đặc biệt đã có 3 năm cho chữ tại Văn Miếu. Dịp Tết dương lịch, Vượng đã được mời tham gia hội chợ 360 độ của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, viết chữ cho các sinh viên của nhà trường.
Nhờ học kiến trúc, Vượng đã đưa nguyên lý về bố cục ứng dụng vào thực tế để nâng cao giá trị của những bức thư pháp. Cùng với những ông đồ, Vượng sẽ tham gia cho chữ ngày xuân khu vực Văn Miếu-Quốc Tử Giám đến ngày 29 Tết mới về quê ăn Tết.
Ngoài cho chữ, phố ông đồ còn là nơi các nam thanh, nữ tú tìm đến để vẽ chân dung, chụp ảnh kỷ niệm, các ông đồ còn bán cả những món đồ cổ tạo cảnh sắc hòa quyện như trang điểm thêm cho khung cảnh ông đồ cho chữ ngày xuân.
Hà Nội ngày nay đã đổi mới khác xưa rất nhiều, cuộc sống hiện đại hối hả, khẩn trương nhưng nét văn hóa "ông đồ cho chữ ngày xuân" vẫn được phát huy, giữ gìn bản sắc của Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Các ông đồ ngày nay dùng điện thoại di động, có cả danh thiếp, nhưng vẫn cùng chung cái tâm của các ông đồ ngày xưa mang chữ thánh hiền đến với tâm hồn người Việt, góp thêm một nét đẹp có ý nghĩa cho Thủ đô Hà Nội lúc xuân về./.
Tuyết Mai (Vietnam+)