Nhận thấy chuối mang lại hiệu quả cao, vài năm nay, nhiều bà con ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tự ý phá rừng trồng chuối.
Điều đáng nói là mặc dù Hạt kiểm lâm huyện Yên Sơn biết tình trạng trên diễn ra từ lâu, nhưng vẫn phó mặc để người dân trồng, cho dù cây chuối hiện vẫn chưa được đưa vào diện quy hoạch thành vùng chuyên canh.
Trồng chuối... lẫn rừng
Gần 10 năm nhận trồng và bảo vệ 32 ha rừng trồng, chị Nguyễn Thị Nga, ở thôn Đô Thượng 6, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang chỉ sống nhờ nguồn thu nhập từ đàn lợn, đàn gà. Bởi sau 5 - 7 năm, các loại cây như keo, mỡ mới đến tuổi khai thác.
Dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, nhưng chị Nga vẫn luôn ý thức được lợi ích lâu dài của người trồng rừng, bảo vệ và giữ rừng.
Trái với chị Nga, hàng trăm hộ dân ở xã Xuân Vân lại tự ý phá rừng để trồng chuối trên diện rộng. Ngay cả diện tích đất rừng nhà chị Nga, hiện cũng đang bị một số hộ dân con lấn chiếm để trồng chuối.
“Chuối mang lại thu nhập cao nhưng chỉ cho nguồn thu trước mắt, còn cây rừng mang lại hiệu quả lâu dài. Nếu cứ phát triển cây chuối lấn sâu vào rừng, ắt diện tích đất rừng sẽ giảm độ che phủ”. Chị Nga lo lắng.
Như Vietnam+ đã đưa tin, Tuyên Quang là một trong ba tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước (64,2%) sau Kon Tum và Quảng Bình). Cũng như một số tỉnh có độ che phủ rừng lớn khác, ở Tuyên Quang diện tích rừng trồng tăng theo các năm. Bên cạnh đó diện tích rừng tự nhiên ngày một giảm, nguyên nhân chính là do nạn chặt phá rừng lấy gỗ, làm nương rẫy và phát triển các loại cây trồng khác như cây chuối, cây sắn lấn vào.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện trên địa bàn các xã Xuân Vân, Phú Lâm, Kiến Thiết (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang), cây chuối đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nhiều bà con nông dân.
Cũng vì chuối mang lại thu nhập cao, nhiều hộ dân ở huyện Yên Sơn đã không ngại phá rừng để trồng chuối, mong đổi đời.
Anh Nguyễn Văn Nông, ở thôn Đô Thượng 6, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, cho biết: “Chuối mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với keo, mỡ. Hầu hết bà con ở thôn chúng tôi đều trồng chuối xen rừng. Trung bình 1kg chuối quả bán ra với giá 6.000 đồng, mỗi tháng một hộ dân có thể bán được từ 5 – 6 tấn chuối, tương đương 30 – 36 triệu đồng”.
Chị Nguyễn Thị Mai, xã Xuân Vân, lý giải: “Trồng chuối chi phí thấp, công chăm sóc ít và cứ mỗi ha chuối thu lãi 30-40 triệu đồng/năm, tùy theo năng suất, sản lượng thu hoạch. Chính vì chuối cho nguồn thu nhập lớn nên chúng tôi tận dụng chút đất rừng, khai hoang, phát rẫy mở rộng diện tích trồng chuối”.
Chính quyền phó mặc?
Nhiều người dân ở xã Xuân Vân, Kiến Thiết, Phú Lâm (huyện yên Sơn) cho biết, mật độ trồng chuối trên đất rừng ở các xã này là rất lớn.
Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Yên Sơn, Trần Văn Dũng cũng thừa nhận có tình trạng người dân phá rừng trồng chuối. Tuy nhiên, khi đưa ra câu hỏi "Hiện diện tích đất rừng, người dân đang lấn, phá để trồng chuối trên địa bàn huyện là bao nhiêu?" thì ông Dũng lảng tránh, không đưa ra con số cụ thể.
Theo quan sát của phóng viên, tại xã Xuân Vân, Kiến Thiết và Phú Lâm, cây chuối được trồng bạt ngàn, lấn át màu xanh của cây rừng. Những quả đồi kín mít cây keo, cây mỡ ngày nào giờ chỉ còn trơ gốc rễ, thay vào đó là một màu xanh bạt ngàn của cây chuối.
Anh Nguyễn Văn Tùng, một thương lái chuyên thu mua chuối ở xã Xuân Vân, cho biết: "Vì chuối mang lại hiệu quả kinh tế cao lại nhanh cho thu hoạch nên hầu như 100% hộ dân ở xã này đều lấn, phá rừng để trồng chuối. Nhờ đó, những thương lái như chúng tôi cũng có cơ hội làm giàu".
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Yên Sơn, Trần Văn Dũng, cho hay Hạt đang có kiến nghị chuyển đổi một số diện tích đất rừng sang trồng chuối.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang, cây chuối hiện nay vẫn chưa được đưa vào diện quy hoạch thành vùng chuyên canh, người dân trồng chuối hoàn toàn mang tính tự phát.
Người dân chủ yếu do nhận thấy hiệu quả trước mắt đã tự phát trồng và chưa có các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật cụ thể.
Vì vậy, việc người dân tự phát, đua nhau chuyển đổi diện tích đất rừng sang trồng chuối ở xã Xuân Vân, Kiến Thiết hay Phú Lâm là một trong những nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng tự nhiên giảm xuống.
Điều này cũng cho thấy công tác quản lý đất lâm nghiệp của chính quyền một số xã chưa được chặt chẽ.
Bên cạnh đó, trình độ dân trí của nhân dân nhất là đối với một số đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng còn thấp, họ chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của người dân về công tác bảo vệ, phát triển rừng.
“Vì thiếu ruộng đất để sản xuất, canh tác do đó họ vẫn còn vi phạm phát, đốt rừng để làm nương, khai thác lâm sản và trồng chuối lấn vào rừng tự nhiên”. Anh Nguyễn Văn Núi, một người nhận trồng và bảo vệ 40 ha rừng ở xóm Khuẩy Lếch, xã Trung Trực, huyện Yên Sơn nói.
Như vậy, chỉ vì nguồn lợi trước mắt của người dân, hạn chế trong việc quản lý của chính địa phương, và sự phó mặc có phần "mở cửa rừng" của lực lượng kiểm lâm huyện Yên Sơn, rất nhiều hộ dân ở xã Xuân Vân, Kiến Thiết, phú Lâm vẫn ung dung chuyển đổi đất rừng để trồng chuối.
Trồng chuối... lẫn rừng
Gần 10 năm nhận trồng và bảo vệ 32 ha rừng trồng, chị Nguyễn Thị Nga, ở thôn Đô Thượng 6, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang chỉ sống nhờ nguồn thu nhập từ đàn lợn, đàn gà. Bởi sau 5 - 7 năm, các loại cây như keo, mỡ mới đến tuổi khai thác.
Dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, nhưng chị Nga vẫn luôn ý thức được lợi ích lâu dài của người trồng rừng, bảo vệ và giữ rừng.
Trái với chị Nga, hàng trăm hộ dân ở xã Xuân Vân lại tự ý phá rừng để trồng chuối trên diện rộng. Ngay cả diện tích đất rừng nhà chị Nga, hiện cũng đang bị một số hộ dân con lấn chiếm để trồng chuối.
“Chuối mang lại thu nhập cao nhưng chỉ cho nguồn thu trước mắt, còn cây rừng mang lại hiệu quả lâu dài. Nếu cứ phát triển cây chuối lấn sâu vào rừng, ắt diện tích đất rừng sẽ giảm độ che phủ”. Chị Nga lo lắng.
Như Vietnam+ đã đưa tin, Tuyên Quang là một trong ba tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước (64,2%) sau Kon Tum và Quảng Bình). Cũng như một số tỉnh có độ che phủ rừng lớn khác, ở Tuyên Quang diện tích rừng trồng tăng theo các năm. Bên cạnh đó diện tích rừng tự nhiên ngày một giảm, nguyên nhân chính là do nạn chặt phá rừng lấy gỗ, làm nương rẫy và phát triển các loại cây trồng khác như cây chuối, cây sắn lấn vào.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện trên địa bàn các xã Xuân Vân, Phú Lâm, Kiến Thiết (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang), cây chuối đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nhiều bà con nông dân.
Cũng vì chuối mang lại thu nhập cao, nhiều hộ dân ở huyện Yên Sơn đã không ngại phá rừng để trồng chuối, mong đổi đời.
Anh Nguyễn Văn Nông, ở thôn Đô Thượng 6, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, cho biết: “Chuối mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với keo, mỡ. Hầu hết bà con ở thôn chúng tôi đều trồng chuối xen rừng. Trung bình 1kg chuối quả bán ra với giá 6.000 đồng, mỗi tháng một hộ dân có thể bán được từ 5 – 6 tấn chuối, tương đương 30 – 36 triệu đồng”.
Chị Nguyễn Thị Mai, xã Xuân Vân, lý giải: “Trồng chuối chi phí thấp, công chăm sóc ít và cứ mỗi ha chuối thu lãi 30-40 triệu đồng/năm, tùy theo năng suất, sản lượng thu hoạch. Chính vì chuối cho nguồn thu nhập lớn nên chúng tôi tận dụng chút đất rừng, khai hoang, phát rẫy mở rộng diện tích trồng chuối”.
Chính quyền phó mặc?
Nhiều người dân ở xã Xuân Vân, Kiến Thiết, Phú Lâm (huyện yên Sơn) cho biết, mật độ trồng chuối trên đất rừng ở các xã này là rất lớn.
Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Yên Sơn, Trần Văn Dũng cũng thừa nhận có tình trạng người dân phá rừng trồng chuối. Tuy nhiên, khi đưa ra câu hỏi "Hiện diện tích đất rừng, người dân đang lấn, phá để trồng chuối trên địa bàn huyện là bao nhiêu?" thì ông Dũng lảng tránh, không đưa ra con số cụ thể.
Theo quan sát của phóng viên, tại xã Xuân Vân, Kiến Thiết và Phú Lâm, cây chuối được trồng bạt ngàn, lấn át màu xanh của cây rừng. Những quả đồi kín mít cây keo, cây mỡ ngày nào giờ chỉ còn trơ gốc rễ, thay vào đó là một màu xanh bạt ngàn của cây chuối.
Anh Nguyễn Văn Tùng, một thương lái chuyên thu mua chuối ở xã Xuân Vân, cho biết: "Vì chuối mang lại hiệu quả kinh tế cao lại nhanh cho thu hoạch nên hầu như 100% hộ dân ở xã này đều lấn, phá rừng để trồng chuối. Nhờ đó, những thương lái như chúng tôi cũng có cơ hội làm giàu".
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Yên Sơn, Trần Văn Dũng, cho hay Hạt đang có kiến nghị chuyển đổi một số diện tích đất rừng sang trồng chuối.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang, cây chuối hiện nay vẫn chưa được đưa vào diện quy hoạch thành vùng chuyên canh, người dân trồng chuối hoàn toàn mang tính tự phát.
Người dân chủ yếu do nhận thấy hiệu quả trước mắt đã tự phát trồng và chưa có các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật cụ thể.
Vì vậy, việc người dân tự phát, đua nhau chuyển đổi diện tích đất rừng sang trồng chuối ở xã Xuân Vân, Kiến Thiết hay Phú Lâm là một trong những nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng tự nhiên giảm xuống.
Điều này cũng cho thấy công tác quản lý đất lâm nghiệp của chính quyền một số xã chưa được chặt chẽ.
Bên cạnh đó, trình độ dân trí của nhân dân nhất là đối với một số đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng còn thấp, họ chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của người dân về công tác bảo vệ, phát triển rừng.
“Vì thiếu ruộng đất để sản xuất, canh tác do đó họ vẫn còn vi phạm phát, đốt rừng để làm nương, khai thác lâm sản và trồng chuối lấn vào rừng tự nhiên”. Anh Nguyễn Văn Núi, một người nhận trồng và bảo vệ 40 ha rừng ở xóm Khuẩy Lếch, xã Trung Trực, huyện Yên Sơn nói.
Như vậy, chỉ vì nguồn lợi trước mắt của người dân, hạn chế trong việc quản lý của chính địa phương, và sự phó mặc có phần "mở cửa rừng" của lực lượng kiểm lâm huyện Yên Sơn, rất nhiều hộ dân ở xã Xuân Vân, Kiến Thiết, phú Lâm vẫn ung dung chuyển đổi đất rừng để trồng chuối.
Theo báo cáo của Chi bộ Hạt Kiểm lâm huyện Yên Sơn, riêng trong năm 2011 diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và sử dụng sai mục đích trên địa bàn huyện (tính đến ngày 30/7/2011) đã là 2.268,47 ha, trong đó rừng sản xuất là 1.581,6 ha (chiếm trái phép 1.072,75 ha; sử dụng sai mục đích 508,85 ha); rừng phòng hộ, sử dụng trái phép 686,87 ha. |
Hùng Võ (Vietnam+)