Kinh tế khó khăn và những chấn thương gặp phải trong khi tham chiến tại Iraq và Afghanistan là những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ cựu binh Mỹ tự tử tăng mạnh.
Đây là thông báo của Bộ trưởng các vấn đề về cựu chiến binh Mỹ Eric Shinseki đưa ra ngày 11/11.Bộ trưởng Shinseki cho biết trong năm 2009, số cựu binh Mỹ tự tử đã lên mức kỷ lục là 309 người, tăng 42 người so với một năm trước đó.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy số cựu binh trẻ tự tử đang ngày một tăng. Trong giai đoạn 2005-2009, số cựu binh tự tử là 1.100 người, cao hơn nhiều so với số binh lính Mỹ thiệt mạng khi tham chiến tại Afghanistan trong chín năm qua.
Trong khi đó, Bộ các vấn đề về cựu chiến binh hiện chỉ mới nắm được danh sách của khoảng 1/3 trong tổng số 23 triệu cựu binh Mỹ do có rất nhiều người trở về sau các cuộc chiến gặp các vấn đề về tâm thần, nghiện rượu, các loại ma túy, không có nhà cửa hoặc rơi vào con đường phạm tội.
Trước thực trạng trên, giới chức quân sự Mỹ hy vọng việc cho phép binh lính ở nhà trong hai năm sau mỗi lần tham chiến để có thể giúp họ giảm căng thẳng tâm lý./.
Đây là thông báo của Bộ trưởng các vấn đề về cựu chiến binh Mỹ Eric Shinseki đưa ra ngày 11/11.Bộ trưởng Shinseki cho biết trong năm 2009, số cựu binh Mỹ tự tử đã lên mức kỷ lục là 309 người, tăng 42 người so với một năm trước đó.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy số cựu binh trẻ tự tử đang ngày một tăng. Trong giai đoạn 2005-2009, số cựu binh tự tử là 1.100 người, cao hơn nhiều so với số binh lính Mỹ thiệt mạng khi tham chiến tại Afghanistan trong chín năm qua.
Trong khi đó, Bộ các vấn đề về cựu chiến binh hiện chỉ mới nắm được danh sách của khoảng 1/3 trong tổng số 23 triệu cựu binh Mỹ do có rất nhiều người trở về sau các cuộc chiến gặp các vấn đề về tâm thần, nghiện rượu, các loại ma túy, không có nhà cửa hoặc rơi vào con đường phạm tội.
Trước thực trạng trên, giới chức quân sự Mỹ hy vọng việc cho phép binh lính ở nhà trong hai năm sau mỗi lần tham chiến để có thể giúp họ giảm căng thẳng tâm lý./.
(TTXVN/Vietnam+)