Theo số liệu mới nhất của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 12/2011 đã tăng lên 10,4%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng ngày 1/1/1999.
Chuyên gia kinh tế thuộc tập đoàn tài chính toàn cầu ING, ông Martin Van Mliet dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới và đây là vấn đề đáng lo ngại.
Theo thống kê, sau hai năm rơi vào khủng hoảng nợ công, số người mất việc làm tại Eurozone đã tăng lên tới 16,5 triệu người. Riêng trong tháng 12/2011, có tới 20.000 người không có việc làm. Những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Hy Lạp (20%) và Tây Ban Nha (23%).
Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức giảm xuống 6,7% trong tháng 1/2012 (thấp nhất kể từ năm 1990), Áo là 4,1%, Hà Lan - 4,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha lại tăng mạnh lên đến 22,9% trong tháng 11 và 12/2012, Hy Lạp - 19,2%, Tây Ban Nha - 23% và Bồ Đào Nha - 13,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp cao đã tác động xấu đến các nền kinh tế tại châu Âu, đặc biệt vấn đề thất nghiệp của thanh niên là rất nghiêm trọng.
Theo ông Van Mliet, thách thức lớn nhất mà châu Âu đang phải đối mặt là sự khác biệt rất lớn trên thị trường lao động.
Bởi ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp ở Đức đang giảm, người ta cũng không nhìn thấy sự sẵn sàng (của người Đức) trong việc hỗ trợ cho phần còn lại của Eurozone.
Sau nhiều năm tỷ lệ thất nghiệp tại Liên minh châu Âu (EU) giảm, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã phá hủy triển vọng tạo việc làm ở châu Âu và cuộc khủng hoảng nợ công đẩy tình hình ngày càng trở nên tồi tệ.
Trong 27 nước thành viên EU, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng đều đặn từ mức thấp 7,1% năm 2008 lên đến 9,9% trong tháng 12/2011. Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu có thể tăng lên 11% vào giữa năm 2012.
Tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra ngày 30/1, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nỗ lực thảo luận các biện pháp chống lại cuộc khủng hoảng nợ để phục hồi tăng trưởng trong khối sản xuất chiếm 16% sản lượng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng khả năng đạt được những tiến bộ là rất thấp khi nợ công cao tại Eurozone buộc các nước này phải duy trì các chương trình thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt./.
Chuyên gia kinh tế thuộc tập đoàn tài chính toàn cầu ING, ông Martin Van Mliet dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới và đây là vấn đề đáng lo ngại.
Theo thống kê, sau hai năm rơi vào khủng hoảng nợ công, số người mất việc làm tại Eurozone đã tăng lên tới 16,5 triệu người. Riêng trong tháng 12/2011, có tới 20.000 người không có việc làm. Những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Hy Lạp (20%) và Tây Ban Nha (23%).
Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức giảm xuống 6,7% trong tháng 1/2012 (thấp nhất kể từ năm 1990), Áo là 4,1%, Hà Lan - 4,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha lại tăng mạnh lên đến 22,9% trong tháng 11 và 12/2012, Hy Lạp - 19,2%, Tây Ban Nha - 23% và Bồ Đào Nha - 13,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp cao đã tác động xấu đến các nền kinh tế tại châu Âu, đặc biệt vấn đề thất nghiệp của thanh niên là rất nghiêm trọng.
Theo ông Van Mliet, thách thức lớn nhất mà châu Âu đang phải đối mặt là sự khác biệt rất lớn trên thị trường lao động.
Bởi ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp ở Đức đang giảm, người ta cũng không nhìn thấy sự sẵn sàng (của người Đức) trong việc hỗ trợ cho phần còn lại của Eurozone.
Sau nhiều năm tỷ lệ thất nghiệp tại Liên minh châu Âu (EU) giảm, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã phá hủy triển vọng tạo việc làm ở châu Âu và cuộc khủng hoảng nợ công đẩy tình hình ngày càng trở nên tồi tệ.
Trong 27 nước thành viên EU, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng đều đặn từ mức thấp 7,1% năm 2008 lên đến 9,9% trong tháng 12/2011. Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu có thể tăng lên 11% vào giữa năm 2012.
Tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra ngày 30/1, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nỗ lực thảo luận các biện pháp chống lại cuộc khủng hoảng nợ để phục hồi tăng trưởng trong khối sản xuất chiếm 16% sản lượng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng khả năng đạt được những tiến bộ là rất thấp khi nợ công cao tại Eurozone buộc các nước này phải duy trì các chương trình thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt./.
(TTXVN/Vietnam+)