Mặc dù, tỷ lệ lây nhiễm HIV đã giảm trong khu vực, song HIV/AIDS vẫn là một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng khi mà trẻ em đang là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.
Giáo sư Samlee Plianbangchang - Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Đông Nam Á cho biết tỷ lệ trẻ em trong khu vực bị lây nhiễm HIV đã tăng tới 46% từ năm 2001-2009.
Tuy nhiên, ông trấn an rằng WHO đã cam kết phấn đấu loại trừ tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con vào năm 2015.
Đứng trước thực trạng trẻ bị lây nhiễm HIV gia tăng cao, các chuyên gia y tế cho rằng việc cấp bách phải làm hiện nay là tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe ở cấp cơ sở và lồng ghép công tác phòng chống HIV vào các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
Trên toàn thế giới, ước tính hiện có tới 33,3 triệu người đang sống chung với loại virus này, trong đó, 2,6 triệu người nhiễm mới trong năm 2009.
Riêng tại khu vực Đông Nam Á, HIV và AIDS đang "thường trú" trong 3,5 triệu người, phần đông ở Indonesia, Myanmar, Nepal và Thái Lan.
Trong năm 2009, có khoảng 220.000 người nhiễm HIV trong khu vực và 230.000 người khác đã ra đi do các căn bệnh liên quan tới AIDS. Trong số 3,5 triệu người nhiễm HIV hiện nay có tới 37% là phụ nữ, do vậy nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả thì 1/3 số trẻ sinh ra sẽ mang theo HIV dương tính.
Theo WHO, trong khi virus HIV có thể được lây truyền sang cho trẻ trong quá trình các bà mẹ có HIV mang thai, sinh nở và cho con bú thì chỉ có 1/3 số sản phụ có HIV hiện được điều trị phòng ngừa lây lan ở khu vực Đông Nam Á.
Thái Lan được đánh giá là nước đầu tiên trong khu vực đạt được những thành tựu trong phòng ngừa và hầu như thanh toán được tình trạng HIV/AIDS ở trẻ sơ sinh./.
Giáo sư Samlee Plianbangchang - Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Đông Nam Á cho biết tỷ lệ trẻ em trong khu vực bị lây nhiễm HIV đã tăng tới 46% từ năm 2001-2009.
Tuy nhiên, ông trấn an rằng WHO đã cam kết phấn đấu loại trừ tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con vào năm 2015.
Đứng trước thực trạng trẻ bị lây nhiễm HIV gia tăng cao, các chuyên gia y tế cho rằng việc cấp bách phải làm hiện nay là tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe ở cấp cơ sở và lồng ghép công tác phòng chống HIV vào các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
Trên toàn thế giới, ước tính hiện có tới 33,3 triệu người đang sống chung với loại virus này, trong đó, 2,6 triệu người nhiễm mới trong năm 2009.
Riêng tại khu vực Đông Nam Á, HIV và AIDS đang "thường trú" trong 3,5 triệu người, phần đông ở Indonesia, Myanmar, Nepal và Thái Lan.
Trong năm 2009, có khoảng 220.000 người nhiễm HIV trong khu vực và 230.000 người khác đã ra đi do các căn bệnh liên quan tới AIDS. Trong số 3,5 triệu người nhiễm HIV hiện nay có tới 37% là phụ nữ, do vậy nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả thì 1/3 số trẻ sinh ra sẽ mang theo HIV dương tính.
Theo WHO, trong khi virus HIV có thể được lây truyền sang cho trẻ trong quá trình các bà mẹ có HIV mang thai, sinh nở và cho con bú thì chỉ có 1/3 số sản phụ có HIV hiện được điều trị phòng ngừa lây lan ở khu vực Đông Nam Á.
Thái Lan được đánh giá là nước đầu tiên trong khu vực đạt được những thành tựu trong phòng ngừa và hầu như thanh toán được tình trạng HIV/AIDS ở trẻ sơ sinh./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)