Ngày 24/8, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã đề xuất hai giải pháp để giải quyết các tranh chấp giữa các chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế.
Trong ấn phẩm vừa công bố nhan đề "Các tranh chấp giữa các nhà đầu tư và các nước: Ngăn chặn và các lựa chọn để phân xử," UNCTAD nêu rõ tranh chấp giữa các chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế đang ngày càng phổ biến hơn nhưng quá trình giải quyết thông qua trọng tài phân xử quốc tế thường kéo dài.
Trong những năm gần đây, tiến trình giải quyết này chủ yếu dựa trên các hiệp định đầu tư quốc tế, trong đó chủ yếu là các hiệp định đầu tư song phương. Những hiệp định này nhằm làm rộng đường cho đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển thông qua các bảo vệ pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài và các đầu tư của họ.
Tuy nhiên, khi các vấn đề đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, những bất đồng giữa các chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế về các thành phần cũng như việc áp dụng trên thực tế các điều khoản pháp lý này cũng tăng lên và phức tạp hơn. Tranh chấp này đã làm giảm lợi ích của các hiệp định đầu tư vào các nước đang phát triển.
UNCTAD đề xuất hai giải pháp để điều chỉnh thực tế trên. Một là tìm cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoặc thỏa thuận thông qua trung gian hoặc hòa giải quốc tế. Hai là thực hiện chính sách ngăn ngừa tranh chấp, theo đó hai bên tìm cách ngăn ngừa tranh chấp khỏi leo thang thành tranh chấp công khai.
Các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp là thiết lập các cơ chế cảnh báo liên thể chế bên trong các chính phủ hoặc khuyến khích chia sẻ thông tin giữa các chính phủ về các chế độ đầu tư.
UNCTAD nhấn mạnh nhu cầu lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp ngày càng quan trọng và cấp bách vì số tranh chấp đang tăng lên rất nhanh.
Cho tới cuối năm 2009 đã có tổng cộng 357 tranh chấp giữa các chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế, trong đó 57% trong số này xảy ra trong năm năm qua. Các hiệp định đầu tư song phương cũng tăng từ 1.881 hiệp định cách đây 1 thập kỷ lên 2.751 hiệp định vào năm 2009.
UNCTAD cũng lưu ý khả năng tranh chấp làm căng thẳng quan hệ giữa các chính phủ và nhà đầu tư quốc tế và khi đó việc giải quyết tập trung vào số tiền bồi thường có thể lên tới hàng triệu USD mà không còn quan hệ hợp tác làm việc giữa hai bên./.
Trong ấn phẩm vừa công bố nhan đề "Các tranh chấp giữa các nhà đầu tư và các nước: Ngăn chặn và các lựa chọn để phân xử," UNCTAD nêu rõ tranh chấp giữa các chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế đang ngày càng phổ biến hơn nhưng quá trình giải quyết thông qua trọng tài phân xử quốc tế thường kéo dài.
Trong những năm gần đây, tiến trình giải quyết này chủ yếu dựa trên các hiệp định đầu tư quốc tế, trong đó chủ yếu là các hiệp định đầu tư song phương. Những hiệp định này nhằm làm rộng đường cho đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển thông qua các bảo vệ pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài và các đầu tư của họ.
Tuy nhiên, khi các vấn đề đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, những bất đồng giữa các chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế về các thành phần cũng như việc áp dụng trên thực tế các điều khoản pháp lý này cũng tăng lên và phức tạp hơn. Tranh chấp này đã làm giảm lợi ích của các hiệp định đầu tư vào các nước đang phát triển.
UNCTAD đề xuất hai giải pháp để điều chỉnh thực tế trên. Một là tìm cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoặc thỏa thuận thông qua trung gian hoặc hòa giải quốc tế. Hai là thực hiện chính sách ngăn ngừa tranh chấp, theo đó hai bên tìm cách ngăn ngừa tranh chấp khỏi leo thang thành tranh chấp công khai.
Các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp là thiết lập các cơ chế cảnh báo liên thể chế bên trong các chính phủ hoặc khuyến khích chia sẻ thông tin giữa các chính phủ về các chế độ đầu tư.
UNCTAD nhấn mạnh nhu cầu lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp ngày càng quan trọng và cấp bách vì số tranh chấp đang tăng lên rất nhanh.
Cho tới cuối năm 2009 đã có tổng cộng 357 tranh chấp giữa các chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế, trong đó 57% trong số này xảy ra trong năm năm qua. Các hiệp định đầu tư song phương cũng tăng từ 1.881 hiệp định cách đây 1 thập kỷ lên 2.751 hiệp định vào năm 2009.
UNCTAD cũng lưu ý khả năng tranh chấp làm căng thẳng quan hệ giữa các chính phủ và nhà đầu tư quốc tế và khi đó việc giải quyết tập trung vào số tiền bồi thường có thể lên tới hàng triệu USD mà không còn quan hệ hợp tác làm việc giữa hai bên./.
(TTXVN/Vietnam+)