Trong buổi họp báo công bố báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ngày 16/10, Cơ quan thông tin Liên hợp quốc tại Geneva đã nhấn mạnh vai trò của an ninh lương thực trên phạm vi toàn cầu cũng như việc cần thiết phải áp dụng các biện pháp phát triển bền vững trong môi trường Kinh tế Xanh.
Mục tiêu đạt được an ninh lương thực trên toàn thế giới sẽ trở nên ngày càng quan trọng để có thể nuôi sống 7 tỷ người và dự kiến sẽ tăng lên trên 9 tỷ người vào năm 2050.
Báo cáo "Tăng cường nền tảng sinh thái của An ninh lương thực thông qua Hệ thống lương thực bền vững" của UNEP ước tính 1/3 số lương thực được sản xuất phục vụ nhu cầu con người đang bị thất thoát hoặc lãng phí, tương đương khoảng 1,3 tỷ tấn mỗi năm.
Cho đến nay, những cuộc tranh luận về an ninh lương thực vẫn chủ yếu xoay quanh 4 trụ cột bao gồm mức độ sẵn có, khả năng tiếp cận, việc sử dụng và tính ổn định.
Báo cáo của UNEP lần này gia tăng sự tập trung vào những khía cạnh liên quan đến việc đánh bắt cá quá mức, sử dụng nước thiếu bền vững, những tập quán canh tác cũng như các hoạt động khác của con người gây xuống cấp môi trường.
Bản báo cáo cũng khơi dậy cuộc thảo luận trong môi trường Kinh tế Xanh, kêu gọi sản xuất lương thực và các cách thức tiêu dùng để làm sao có thể đảm bảo năng suất mà không ảnh hưởng đến hệ thống sinh thái.
Nhà khoa học chủ chốt, giáo sư Joseph Alcamo của UNEP, nói: "Đây là lần đầu tiên cộng đồng khoa học giới thiệu với chúng ta một bức tranh toàn diện để có thể nhận thấy vấn đề sinh thái cơ bản của hệ thống lương thực không chỉ đang bị lung lay mà còn thực sự bị hủy hoại".
Bản báo cáo được nghiên cứu với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế khác như Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Viện Tài nguyên Thế giới (WRI).
Ngoài việc nêu ra những thách thức hiện tại, bản báo cáo còn chỉ rõ những biện pháp khôi phục hệ sinh thái, cải thiện an ninh lương thực, thiết kế lại hệ thống nông nghiệp bền vững, thay đổi thực đơn ăn uống cũng như các tiêu chuẩn lương thực mới để giảm bớt sự lãng phí.
Giáo sư Alcamo cho biết các giải pháp được đưa ra cùng với toàn bộ dây chuyền giá trị lương thực, từ khâu canh tác trồng trọt một cách bền vững hơn, thông qua các công ty lớn để phân phối, đến người tiêu dùng cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để chuyển sang những khẩu phần ăn ổn định, giảm lãng phí lương thực.
Giáo sư Alcamo nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ không có đủ lương thực để phân phối nếu không tìm ra được cách thức sản xuất nó một cách bền vững mà không phá hủy hệ thống sinh thái. Đơn giản là chúng ta sẽ không tránh được nạn đói nếu không tạo được hệ thống lương thực thân thiện với môi trường"./.
Mục tiêu đạt được an ninh lương thực trên toàn thế giới sẽ trở nên ngày càng quan trọng để có thể nuôi sống 7 tỷ người và dự kiến sẽ tăng lên trên 9 tỷ người vào năm 2050.
Báo cáo "Tăng cường nền tảng sinh thái của An ninh lương thực thông qua Hệ thống lương thực bền vững" của UNEP ước tính 1/3 số lương thực được sản xuất phục vụ nhu cầu con người đang bị thất thoát hoặc lãng phí, tương đương khoảng 1,3 tỷ tấn mỗi năm.
Cho đến nay, những cuộc tranh luận về an ninh lương thực vẫn chủ yếu xoay quanh 4 trụ cột bao gồm mức độ sẵn có, khả năng tiếp cận, việc sử dụng và tính ổn định.
Báo cáo của UNEP lần này gia tăng sự tập trung vào những khía cạnh liên quan đến việc đánh bắt cá quá mức, sử dụng nước thiếu bền vững, những tập quán canh tác cũng như các hoạt động khác của con người gây xuống cấp môi trường.
Bản báo cáo cũng khơi dậy cuộc thảo luận trong môi trường Kinh tế Xanh, kêu gọi sản xuất lương thực và các cách thức tiêu dùng để làm sao có thể đảm bảo năng suất mà không ảnh hưởng đến hệ thống sinh thái.
Nhà khoa học chủ chốt, giáo sư Joseph Alcamo của UNEP, nói: "Đây là lần đầu tiên cộng đồng khoa học giới thiệu với chúng ta một bức tranh toàn diện để có thể nhận thấy vấn đề sinh thái cơ bản của hệ thống lương thực không chỉ đang bị lung lay mà còn thực sự bị hủy hoại".
Bản báo cáo được nghiên cứu với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế khác như Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Viện Tài nguyên Thế giới (WRI).
Ngoài việc nêu ra những thách thức hiện tại, bản báo cáo còn chỉ rõ những biện pháp khôi phục hệ sinh thái, cải thiện an ninh lương thực, thiết kế lại hệ thống nông nghiệp bền vững, thay đổi thực đơn ăn uống cũng như các tiêu chuẩn lương thực mới để giảm bớt sự lãng phí.
Giáo sư Alcamo cho biết các giải pháp được đưa ra cùng với toàn bộ dây chuyền giá trị lương thực, từ khâu canh tác trồng trọt một cách bền vững hơn, thông qua các công ty lớn để phân phối, đến người tiêu dùng cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để chuyển sang những khẩu phần ăn ổn định, giảm lãng phí lương thực.
Giáo sư Alcamo nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ không có đủ lương thực để phân phối nếu không tìm ra được cách thức sản xuất nó một cách bền vững mà không phá hủy hệ thống sinh thái. Đơn giản là chúng ta sẽ không tránh được nạn đói nếu không tạo được hệ thống lương thực thân thiện với môi trường"./.
Tố Uyên (TTXVN)