Nhân dịp Hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu của nhân loại, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Hiệp quốc về giáo dục, văn hóa và khoa học (UNESCO) tại Pháp.
- Xin Đại sứ cho biết những cảm tưởng của mình khi biết Hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của Thế giới tại kỳ họp lần thứ 7 của Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu của nhân loại là một tin vui, một vinh dự đối với nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Phú Thọ nói riêng. Niềm vui này đối với tình Phú Thọ còn tăng lên gấp đôi vì năm 2011, Hát xoan của tỉnh Phú Thọ cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
[Tín ngưỡng thờ vua Hùng trở thành di sản nhân loại]
Việc công nhận này còn thể hiện sự đánh giá rất cao của thế giới đối với đời sống tâm linh của con người Việt Nam, đặc biệt, là phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên. Như chúng ta biết, vua Hùng có công lập nên nước Việt Nam và được coi là tổ tiên của người Việt Nam. Do vậy, Nhà nước đã quyết định lấy ngày giỗ tổ vua Hùng là ngày Quốc giỗ.
Khi quyết định ghi danh hồ sơ này vào danh sách tiêu biểu các di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, trước hết, UNESCO muốn vinh danh đời sống tâm linh của người Việt Nam, đồng thời qua đó muốn khuyến khích các dân tộc khác qua tấm gương của người Việt Nam, thực hiện lễ thờ cúng tổ tiên của dân tộc mình.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, hồ sơ này được công nhận đã chứng tỏ sức sống của văn hóa Việt Nam và nền văn hóa này có đầy đủ khả năng hội nhập vào thế giới nói chung và vào nền văn hóa thế giới nói riêng.
- Xin ông cho biết những tiêu chí Việt Nam đã đạt được để có được vinh dự như ngày hôm nay?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Theo Công ước 2003, một hồ sơ được thừa nhận là di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu thì phải đáp ứng được 5 tiêu chí. Nếu thiếu 1 trong 5 tiêu chí đó thì hồ sơ không được xem xét. Hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không những đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí do Công ước 2003 quy định, mà đặc biệt được các chuyên gia tư vấn về văn hóa đánh giá rất cao.
Tại kỳ họp lần thứ 7 diễn ra tại Paris từ 3-6/12/2012, Ủy ban Liên chính phủ về Công ước bảo tồn văn hóa phi vật thể đã ra quyết định ghi danh Hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào danh sách tiêu biểu các di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Qua quá trình chuẩn bị, trình, nghiên cứu xét duyết hồ sơ, tôi thấy chúng ta cần chú đến một số vấn đề sau: Trước hết cần xác định được đâu là các di sản văn hóa phi vật thể mà thực sự có giá trị. Khi xác định được rồi cần phải xây dựng bộ hồ sơ thật súc tích, rõ ràng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định ghi trong trong Công ước 2003, đặc biệt trong Văn bản hướng dẫn Công ước được bổ sung, sửa đổi năm 2011 với những cải tiến cơ bản về cách lập hồ sơ và viết hồ sơ.
- Thưa Đại sứ, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có những hồ sơ về những di sản khác có giá trị để đệ trình công nhận là di sản văn hóa của thế giới không?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Việt Nam còn rất nhiều sản phẩm, công trình văn hóa, cũng như phong tục, tập quán có giá trị. Cho đến nay, nhiều thể loại hát và nhạc đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Song, văn hóa phi vật thể không chỉ giới hạn trong các làn điệu hát hay loại hình âm nhạc, mà còn phải kể đến phong tục, tập quán, lối sống… Mỗi quốc gia tự đánh giá và xác định danh sách cũng như thứ tự ưu tiên các hồ sơ cần xây dựng và trình cho UNESCO xem xét công nhận.
Văn bản hướng dẫn Công ước được bổ sung, sửa đổi năm 2011 quy định số lượng hồ sơ được xét hàng năm với ưu tiên dành cho các nước chưa có hồ sơ nào được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Việt Nam là nước có nhiều hồ sơ được công nhận nên không trong diện ưu tiên đó. Do vậy, chúng ta phải có một lộ trình, chương trình cụ thể về việc xây dựng và trình hồ sơ. Năm tới, Việt Nam có hồ sơ Đờn ca tài tử, đã được trình lên Ban thư ký của Công ước 2003, nhưng theo quy định mới, hồ sơ này phải trình lại mới đủ và đúng các thủ tục.
-Thưa Đại sứ, để xứng đáng với sự tôn vinh đó, tới đây Việt Nam sẽ phải làm những gì?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Đối với một hồ sơ văn hóa phi vật thể, khi đã được thừa nhận rồi thì phải bảo tồn nguyên trạng, tức là "chất" của công trình văn hóa đó không được thay đổi. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói chung và Vua Hùng nói riêng thể hiện đời sống tâm linh của người Việt Nam đã hình thành từ hàng nghìn năm nay. để bảo vệ nó, chúng ta không thể cách tân, sửa đổi , hay vi phạm những húy kỵ trong nghi lễ thờ cúng.
Bảo tồn không có nghĩa là làm mới, mà là giữ lại, duy trì các hình thức và cốt cách của di sản, để người đời sau nhìn thấy, thấy được và hiểu đúng đời sống văn hóa của cha ông và phong tục tập quán của dân tộc mình.
- Việt Nam có một số lượng không nhỏ di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO công nhận, ngoài những hỗ trợ của UNESCO để duy trì công tác bảo tồn, phía Việt Nam có những kiến nghị hoặc yêu cầu gì để UNESCO hỗ trợ về mặt tài chính và chuyên môn không, thưa ông?
Đại sứ Dương Văn Quảng: UNESCO là Cơ quan chuyên môn về giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc. Khi một hồ sơ văn hóa vật thể hay phi vật thể, được công nhận là di sản có giá trị tiêu biểu của nhân loại, cái quan trọng nhất là được mang danh hiệu "Di sản văn hóa của thể giới," được sử dụng logo về di sản, được giới thiệu không chỉ với nhân dân của nước mình mà với cả thế giới. Để phát huy danh hiệu di sản, các quốc gia tự xác định các biện pháp bảo tồn và khai thác giá trị văn hóa của công trình đó, nhất là những nét đặc sắc, đa dạng của nền văn hóa dân tộc mình.
Về mặt tài chính, UNESCO không phải cơ quan tài trợ. Nhưng, một khi một công trình văn hóa được UNESCO công nhận là di sản, thì nhiều nước, các tổ chức phi chính phủ, hoặc doanh nghiệp sẵn sàng trợ giúp để tôn tạo, bảo tồn. Nhiều nước muốn có một công trình văn hóa được công nhận là di sản để có thể phát huy được giá trị văn hóa của nước mình, chứ mục đích không phải kêu gọi đầu tư. Cũng có nhiều nước sẵn sàng giúp đỡ những nước không có khả năng tôn tạo lại công trình văn hóa, cụ thể là văn hóa vật thể. Về mặt tinh thần, thậm chí cả vật chất, mỗi một danh hiệu di sản văn hóa đều mang lại cho quốc gia sở hữu di sản một giá trị,một lợi ích và một uy tín văn hóa nhất định./.
- Xin Đại sứ cho biết những cảm tưởng của mình khi biết Hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của Thế giới tại kỳ họp lần thứ 7 của Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu của nhân loại là một tin vui, một vinh dự đối với nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Phú Thọ nói riêng. Niềm vui này đối với tình Phú Thọ còn tăng lên gấp đôi vì năm 2011, Hát xoan của tỉnh Phú Thọ cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
[Tín ngưỡng thờ vua Hùng trở thành di sản nhân loại]
Việc công nhận này còn thể hiện sự đánh giá rất cao của thế giới đối với đời sống tâm linh của con người Việt Nam, đặc biệt, là phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên. Như chúng ta biết, vua Hùng có công lập nên nước Việt Nam và được coi là tổ tiên của người Việt Nam. Do vậy, Nhà nước đã quyết định lấy ngày giỗ tổ vua Hùng là ngày Quốc giỗ.
Khi quyết định ghi danh hồ sơ này vào danh sách tiêu biểu các di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, trước hết, UNESCO muốn vinh danh đời sống tâm linh của người Việt Nam, đồng thời qua đó muốn khuyến khích các dân tộc khác qua tấm gương của người Việt Nam, thực hiện lễ thờ cúng tổ tiên của dân tộc mình.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, hồ sơ này được công nhận đã chứng tỏ sức sống của văn hóa Việt Nam và nền văn hóa này có đầy đủ khả năng hội nhập vào thế giới nói chung và vào nền văn hóa thế giới nói riêng.
- Xin ông cho biết những tiêu chí Việt Nam đã đạt được để có được vinh dự như ngày hôm nay?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Theo Công ước 2003, một hồ sơ được thừa nhận là di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu thì phải đáp ứng được 5 tiêu chí. Nếu thiếu 1 trong 5 tiêu chí đó thì hồ sơ không được xem xét. Hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không những đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí do Công ước 2003 quy định, mà đặc biệt được các chuyên gia tư vấn về văn hóa đánh giá rất cao.
Tại kỳ họp lần thứ 7 diễn ra tại Paris từ 3-6/12/2012, Ủy ban Liên chính phủ về Công ước bảo tồn văn hóa phi vật thể đã ra quyết định ghi danh Hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào danh sách tiêu biểu các di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Qua quá trình chuẩn bị, trình, nghiên cứu xét duyết hồ sơ, tôi thấy chúng ta cần chú đến một số vấn đề sau: Trước hết cần xác định được đâu là các di sản văn hóa phi vật thể mà thực sự có giá trị. Khi xác định được rồi cần phải xây dựng bộ hồ sơ thật súc tích, rõ ràng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định ghi trong trong Công ước 2003, đặc biệt trong Văn bản hướng dẫn Công ước được bổ sung, sửa đổi năm 2011 với những cải tiến cơ bản về cách lập hồ sơ và viết hồ sơ.
- Thưa Đại sứ, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có những hồ sơ về những di sản khác có giá trị để đệ trình công nhận là di sản văn hóa của thế giới không?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Việt Nam còn rất nhiều sản phẩm, công trình văn hóa, cũng như phong tục, tập quán có giá trị. Cho đến nay, nhiều thể loại hát và nhạc đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Song, văn hóa phi vật thể không chỉ giới hạn trong các làn điệu hát hay loại hình âm nhạc, mà còn phải kể đến phong tục, tập quán, lối sống… Mỗi quốc gia tự đánh giá và xác định danh sách cũng như thứ tự ưu tiên các hồ sơ cần xây dựng và trình cho UNESCO xem xét công nhận.
Văn bản hướng dẫn Công ước được bổ sung, sửa đổi năm 2011 quy định số lượng hồ sơ được xét hàng năm với ưu tiên dành cho các nước chưa có hồ sơ nào được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Việt Nam là nước có nhiều hồ sơ được công nhận nên không trong diện ưu tiên đó. Do vậy, chúng ta phải có một lộ trình, chương trình cụ thể về việc xây dựng và trình hồ sơ. Năm tới, Việt Nam có hồ sơ Đờn ca tài tử, đã được trình lên Ban thư ký của Công ước 2003, nhưng theo quy định mới, hồ sơ này phải trình lại mới đủ và đúng các thủ tục.
-Thưa Đại sứ, để xứng đáng với sự tôn vinh đó, tới đây Việt Nam sẽ phải làm những gì?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Đối với một hồ sơ văn hóa phi vật thể, khi đã được thừa nhận rồi thì phải bảo tồn nguyên trạng, tức là "chất" của công trình văn hóa đó không được thay đổi. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói chung và Vua Hùng nói riêng thể hiện đời sống tâm linh của người Việt Nam đã hình thành từ hàng nghìn năm nay. để bảo vệ nó, chúng ta không thể cách tân, sửa đổi , hay vi phạm những húy kỵ trong nghi lễ thờ cúng.
Bảo tồn không có nghĩa là làm mới, mà là giữ lại, duy trì các hình thức và cốt cách của di sản, để người đời sau nhìn thấy, thấy được và hiểu đúng đời sống văn hóa của cha ông và phong tục tập quán của dân tộc mình.
- Việt Nam có một số lượng không nhỏ di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO công nhận, ngoài những hỗ trợ của UNESCO để duy trì công tác bảo tồn, phía Việt Nam có những kiến nghị hoặc yêu cầu gì để UNESCO hỗ trợ về mặt tài chính và chuyên môn không, thưa ông?
Đại sứ Dương Văn Quảng: UNESCO là Cơ quan chuyên môn về giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc. Khi một hồ sơ văn hóa vật thể hay phi vật thể, được công nhận là di sản có giá trị tiêu biểu của nhân loại, cái quan trọng nhất là được mang danh hiệu "Di sản văn hóa của thể giới," được sử dụng logo về di sản, được giới thiệu không chỉ với nhân dân của nước mình mà với cả thế giới. Để phát huy danh hiệu di sản, các quốc gia tự xác định các biện pháp bảo tồn và khai thác giá trị văn hóa của công trình đó, nhất là những nét đặc sắc, đa dạng của nền văn hóa dân tộc mình.
Về mặt tài chính, UNESCO không phải cơ quan tài trợ. Nhưng, một khi một công trình văn hóa được UNESCO công nhận là di sản, thì nhiều nước, các tổ chức phi chính phủ, hoặc doanh nghiệp sẵn sàng trợ giúp để tôn tạo, bảo tồn. Nhiều nước muốn có một công trình văn hóa được công nhận là di sản để có thể phát huy được giá trị văn hóa của nước mình, chứ mục đích không phải kêu gọi đầu tư. Cũng có nhiều nước sẵn sàng giúp đỡ những nước không có khả năng tôn tạo lại công trình văn hóa, cụ thể là văn hóa vật thể. Về mặt tinh thần, thậm chí cả vật chất, mỗi một danh hiệu di sản văn hóa đều mang lại cho quốc gia sở hữu di sản một giá trị,một lợi ích và một uy tín văn hóa nhất định./.
Lê Hà-Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)