Ngày 29/6, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định đưa thành phố Bethlehem và Nhà thờ Thiên chúa giáng sinh tại khu Bờ Tây của Palestine vào danh sách Di sản thế giới cần bảo vệ.
Quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp của một ủy ban UNESCO diễn ra từ ngày 24/6-6/7 tại thành phố Sant Petersburg của Nga, nhằm thảo luận việc đưa 36 địa danh trên thế giới vào danh sách này, bao gồm cả Bethlehem và Nhà thờ Thiên chúa giáng sinh.
Ông Omer Awad, Giám đốc cơ quan các tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) tại Bộ Ngoại giao Palestine, cho biết ủy ban UNESCO đã nhất trí đưa hai di sản nói trên vào danh sách Di sản thế giới với sự ủng hộ của 13 nước thành viên trên 6 nước chống.
Bộ trưởng Du lịch và Khảo cổ Palestine Rolly Ma'iy'aa đã đặc biệt hoan nghênh quyết định trên của UNESCO, đồng thời coi đây là một bước tiến mới về phương diện ngoại giao cho thấy những nỗ lực của người Palestine trong việc bảo vệ các địa danh lịch sử.
Kể từ khi Palestine chính thức trở thành thành viên của UNESCO hồi tháng 10/2011, chính quyền Palestine đã thông báo cho UNESCO về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và đề nghị có hoạt động trùng tu tôn tạo các công trình kể trên.
Việc trở thành thành viên của UNESCO được coi là một thắng lợi của chính quyền Tổng thống Mahmud Abbas trong mục tiêu thành lập nhà nước Palestine độc lập và trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc, song lại khiến UNESCO bị mất hàng chục triệu USD từ các khoản đóng góp của Mỹ và Israel cho tổ chức này do hai nước này phản đối UNESCO kết nạp Palestine./.
Quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp của một ủy ban UNESCO diễn ra từ ngày 24/6-6/7 tại thành phố Sant Petersburg của Nga, nhằm thảo luận việc đưa 36 địa danh trên thế giới vào danh sách này, bao gồm cả Bethlehem và Nhà thờ Thiên chúa giáng sinh.
Ông Omer Awad, Giám đốc cơ quan các tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) tại Bộ Ngoại giao Palestine, cho biết ủy ban UNESCO đã nhất trí đưa hai di sản nói trên vào danh sách Di sản thế giới với sự ủng hộ của 13 nước thành viên trên 6 nước chống.
Bộ trưởng Du lịch và Khảo cổ Palestine Rolly Ma'iy'aa đã đặc biệt hoan nghênh quyết định trên của UNESCO, đồng thời coi đây là một bước tiến mới về phương diện ngoại giao cho thấy những nỗ lực của người Palestine trong việc bảo vệ các địa danh lịch sử.
Kể từ khi Palestine chính thức trở thành thành viên của UNESCO hồi tháng 10/2011, chính quyền Palestine đã thông báo cho UNESCO về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và đề nghị có hoạt động trùng tu tôn tạo các công trình kể trên.
Việc trở thành thành viên của UNESCO được coi là một thắng lợi của chính quyền Tổng thống Mahmud Abbas trong mục tiêu thành lập nhà nước Palestine độc lập và trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc, song lại khiến UNESCO bị mất hàng chục triệu USD từ các khoản đóng góp của Mỹ và Israel cho tổ chức này do hai nước này phản đối UNESCO kết nạp Palestine./.
(TTXVN)