Dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh "Nhân rộng mô hình đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm" do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bắc Giang triển khai từ tháng 4/2011 đến nay trên địa bàn các huyện Yên Thế và Tân Yên đã mang lại nhiều lợi ích.
279 hộ gia đình ở các xã Đồng Tâm, Phồn Xương, Tân Hiệp của huyện Yên Thế và các xã Liên Chung, Liên Sơn của huyện Tân Yên được lựa chọn tham gia mô hình chăn nuôi lợn, gà sử dụng công nghệ đệm lót sinh thái.
Ngoài ra, cơ quan chủ trì dự án còn tổ chức tập huấn kỹ thuật làm đệm lót sinh thái, cấp chứng chỉ cho 30 cán bộ khuyến nông, thú y và các hộ nông dân; tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ đệm lót sinh thái cho 750 lượt người tham gia dự án.
Tại các xã Liên Chung và Liên Sơn Sơn của huyện Tân Yên, có 50 hộ dân đã tham gia mô hình chăn nuôi lợn thịt bằng đệm lót sinh thái với quy mô 1.000 m2 chuồng nuôi.
Qua theo dõi, phân tích cho thấy, lợn nuôi trên đệm lót sinh thái tăng trọng tốt hơn, ít bị mắc bệnh và ít bị tái phát bệnh hơn so với lợn nuôi trên nền chuồng láng xi măng.
Nguyên nhân là do chăn nuôi trên đệm lót sinh thái đã tạo một môi trường có tiểu khí hậu tốt, trong sạch, không ô nhiễm; sự tác động của các vi sinh vật có ích trong đệm lót lên men đã gây ra sự ức chế và tiêu diệt đối với các vi trùng gây bệnh trong chuồng nuôi.
So sánh cụ thể với đàn lợn đối chứng, đàn lợn nuôi trên nền đệm lót sinh thái đã giảm hơn 1/2 số con bị mắc bệnh tiêu chảy, hầu như không có con nào bị mắc bệnh hô hấp, khả năng tăng trọng cũng tốt hơn.
Trong khi đó, mô hình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ bằng đệm lót sinh thái tại các xã Tân Hiệp, Đồng Tâm, Phồn Xương của huyện Yên Thế với quy mô 12.500 m2 chuồng nuôi của 229 hộ tham gia cũng cho những kết quả khả quan.
Khi sử dụng nền độn lót lên men vi sinh vật, phân và chất thải được phân hủy thường xuyên, làm cho không khí chuồng nuôi sạch sẽ và khô ráo hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ nuôi sống của gà.
So với đối chứng, đàn gà chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái đã giảm khoảng 1/3 mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và một số bệnh khác.
Đánh giá về một số chỉ tiêu kỹ thuật và môi trường cũng cho thấy, hàm lượng khí thải NH3, H2S tại các chuồng nuôi gà, lợn bằng đệm lót sinh thái thấp hơn 2,67-3 lần so với chuồng nuôi không sử dụng nền đệm lót sinh thái, nhờ đó đã giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Ngoài những ưu điểm trên, chăn nuôi công nghệ đệm lót sinh thái còn giúp giảm khoảng 80% công lao động do trong suốt quá trình nuôi người chăn nuôi không phải dọn chuồng; giảm chi phí tiền điện, tiền mua thuốc thú y; không gây ô nhiễm môi trường chuồng nuôi cũng như môi trường xung quanh.
Chăn nuôi đệm lót sinh thái còn giúp giữ ấm cho vật nuôi vào mùa đông do vậy sẽ giảm chi phí tiền điện do phải sưởi ấm cho vật nuôi vào mùa đông; phân và nước tiểu của vật nuôi được xử lí ngay tại chuồng nuôi nên không phải xử lí phân mà sử dụng trực tiếp bón cho cây trồng.
Hiện tỉnh Bắc Giang có đàn lợn khoảng 1,2 triệu con và đàn gia cầm gần 16 triệu con.
Từ những kết quả đạt được của mô hình, thời gian tới tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục ứng dụng rộng rãi công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để góp phần nâng cao giá trị ngành chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường./.
279 hộ gia đình ở các xã Đồng Tâm, Phồn Xương, Tân Hiệp của huyện Yên Thế và các xã Liên Chung, Liên Sơn của huyện Tân Yên được lựa chọn tham gia mô hình chăn nuôi lợn, gà sử dụng công nghệ đệm lót sinh thái.
Ngoài ra, cơ quan chủ trì dự án còn tổ chức tập huấn kỹ thuật làm đệm lót sinh thái, cấp chứng chỉ cho 30 cán bộ khuyến nông, thú y và các hộ nông dân; tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ đệm lót sinh thái cho 750 lượt người tham gia dự án.
Tại các xã Liên Chung và Liên Sơn Sơn của huyện Tân Yên, có 50 hộ dân đã tham gia mô hình chăn nuôi lợn thịt bằng đệm lót sinh thái với quy mô 1.000 m2 chuồng nuôi.
Qua theo dõi, phân tích cho thấy, lợn nuôi trên đệm lót sinh thái tăng trọng tốt hơn, ít bị mắc bệnh và ít bị tái phát bệnh hơn so với lợn nuôi trên nền chuồng láng xi măng.
Nguyên nhân là do chăn nuôi trên đệm lót sinh thái đã tạo một môi trường có tiểu khí hậu tốt, trong sạch, không ô nhiễm; sự tác động của các vi sinh vật có ích trong đệm lót lên men đã gây ra sự ức chế và tiêu diệt đối với các vi trùng gây bệnh trong chuồng nuôi.
So sánh cụ thể với đàn lợn đối chứng, đàn lợn nuôi trên nền đệm lót sinh thái đã giảm hơn 1/2 số con bị mắc bệnh tiêu chảy, hầu như không có con nào bị mắc bệnh hô hấp, khả năng tăng trọng cũng tốt hơn.
Trong khi đó, mô hình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ bằng đệm lót sinh thái tại các xã Tân Hiệp, Đồng Tâm, Phồn Xương của huyện Yên Thế với quy mô 12.500 m2 chuồng nuôi của 229 hộ tham gia cũng cho những kết quả khả quan.
Khi sử dụng nền độn lót lên men vi sinh vật, phân và chất thải được phân hủy thường xuyên, làm cho không khí chuồng nuôi sạch sẽ và khô ráo hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ nuôi sống của gà.
So với đối chứng, đàn gà chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái đã giảm khoảng 1/3 mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và một số bệnh khác.
Đánh giá về một số chỉ tiêu kỹ thuật và môi trường cũng cho thấy, hàm lượng khí thải NH3, H2S tại các chuồng nuôi gà, lợn bằng đệm lót sinh thái thấp hơn 2,67-3 lần so với chuồng nuôi không sử dụng nền đệm lót sinh thái, nhờ đó đã giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Ngoài những ưu điểm trên, chăn nuôi công nghệ đệm lót sinh thái còn giúp giảm khoảng 80% công lao động do trong suốt quá trình nuôi người chăn nuôi không phải dọn chuồng; giảm chi phí tiền điện, tiền mua thuốc thú y; không gây ô nhiễm môi trường chuồng nuôi cũng như môi trường xung quanh.
Chăn nuôi đệm lót sinh thái còn giúp giữ ấm cho vật nuôi vào mùa đông do vậy sẽ giảm chi phí tiền điện do phải sưởi ấm cho vật nuôi vào mùa đông; phân và nước tiểu của vật nuôi được xử lí ngay tại chuồng nuôi nên không phải xử lí phân mà sử dụng trực tiếp bón cho cây trồng.
Hiện tỉnh Bắc Giang có đàn lợn khoảng 1,2 triệu con và đàn gia cầm gần 16 triệu con.
Từ những kết quả đạt được của mô hình, thời gian tới tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục ứng dụng rộng rãi công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để góp phần nâng cao giá trị ngành chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường./.
Việt Hùng (TTXVN)