Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ đã khẳng định rằng bia làm cho xương chắc hơn và chống sự rạn gãy khi về già.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí chuyên đề khoa học thực phẩm và nông nghiệp, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học California đã cho biết bia chứa rất nhiều chất silicon. Đây là thành phần quan trọng của bữa ăn, giúp tăng cường khối lượng khoáng chất cho xương.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu 100 loại bia thương mại và phát hiện hàm lượng chất silicon trong chúng dao động từ 6,4-56,5mg/l. Trong đó, các loại vàng và bia nhẹ là loại bia chứa nhiều silicon nhất.
Bia đen và bia đắng màu tối chứa lượng silicon thấp hơn bởi vì chúng được làm từ lúa mạch rang nên chất này bị giảm bớt lượng silicon.
Lúa mì chứa lượng silicon thấp hơn lúa mạch nên bia làm từ lúa mì nghèo chất silicon hơn từ lúa mạch.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng uống từ 0,5 đến 1 lít bia mỗi ngày có thể ngăn ngừa được chứng loãng xương.
Theo Charles Bamforth, trưởng nhóm nghiên cứu, mạch nha làm bia từ lúa mạch và cây hoa bia rất giàu chất silicon. Vỏ trấu của lúa mạch là nơi chứa rất nhiều chất này. Trong quá trình lên men và làm bia, những chất silicon này không giảm nhiều bởi vậy nó tồn tại đáng kể trong bia.
Tuy uống bia có thể tốt cho xương nhưng mọi thứ đều phản tác dụng nếu chúng ta sử dụng quá nhiều và bia cũng không loại trừ. Bia có thể làm chắc xương nhưng cũng là một trong những tác nhân làm gãy xương nếu bạn uống quá nhiều và điều khiển phương tiện giao thông./.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí chuyên đề khoa học thực phẩm và nông nghiệp, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học California đã cho biết bia chứa rất nhiều chất silicon. Đây là thành phần quan trọng của bữa ăn, giúp tăng cường khối lượng khoáng chất cho xương.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu 100 loại bia thương mại và phát hiện hàm lượng chất silicon trong chúng dao động từ 6,4-56,5mg/l. Trong đó, các loại vàng và bia nhẹ là loại bia chứa nhiều silicon nhất.
Bia đen và bia đắng màu tối chứa lượng silicon thấp hơn bởi vì chúng được làm từ lúa mạch rang nên chất này bị giảm bớt lượng silicon.
Lúa mì chứa lượng silicon thấp hơn lúa mạch nên bia làm từ lúa mì nghèo chất silicon hơn từ lúa mạch.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng uống từ 0,5 đến 1 lít bia mỗi ngày có thể ngăn ngừa được chứng loãng xương.
Theo Charles Bamforth, trưởng nhóm nghiên cứu, mạch nha làm bia từ lúa mạch và cây hoa bia rất giàu chất silicon. Vỏ trấu của lúa mạch là nơi chứa rất nhiều chất này. Trong quá trình lên men và làm bia, những chất silicon này không giảm nhiều bởi vậy nó tồn tại đáng kể trong bia.
Tuy uống bia có thể tốt cho xương nhưng mọi thứ đều phản tác dụng nếu chúng ta sử dụng quá nhiều và bia cũng không loại trừ. Bia có thể làm chắc xương nhưng cũng là một trong những tác nhân làm gãy xương nếu bạn uống quá nhiều và điều khiển phương tiện giao thông./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)