Loại vắcxin bệnh tim được các nhà khoa học Thụy Điển thuộc Học viện Karolinskanghiên cứu thành công thời gian vừa qua có thể ngăn chặn cholesterol gây nguy hại đến huyết quản động mạch, qua đó hạ thấp 2/3 tỷ lệ phát bệnh tim.
Bệnh tim có tỷ lệ phát bệnh và tử vong cao trên thế giới, phần nhiều là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây ra. Các thói quen như ăn nhiều mỡ, lười vận động và hút thuốc lá sẽ làm gia tăng hàm lượng cholesterol trong huyết quản động mạch.
Những cholesterol này sẽ bám vào thành mạch máu, qua đó gây nên phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, làm cho thành mạch máu phình to gây xơ cứng động mạch, cắt đứt đường cung cấp máu về tim, và cuối cùng gây ra bệnh tim.
Loại vắcxin này có thể giúp ức chế sự phản ứng quá khích của hệ miễn dịch cơ thể đối với hàm lượng cholesterol vượt quá tiêu chuẩn, qua đó làm cho huyết quản động mạch không bị phình to và đảm bảo sự lưu thông máu động mạch.
Theo các nhà khoa học, loại vắcxin này có thể hạ thấp 65% tỷ lệ phát bệnh xơ cứng động mạch, đồng thời dự phòng hiệu quả khả năng phát bệnh tim.
Các nhà khoa học đang có kế hoạch tiếp tục thí nghiệm lâm sàng loại vắcxin này. Nếu thí nghiệm thành công, vắcxin bệnh tim có hy vọng được đưa vào sử dụng trong vòng từ 3-5 năm tới và trở thành vũ khí chủ yếu giúp con người tấn công bệnh ung thư./
Bệnh tim có tỷ lệ phát bệnh và tử vong cao trên thế giới, phần nhiều là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây ra. Các thói quen như ăn nhiều mỡ, lười vận động và hút thuốc lá sẽ làm gia tăng hàm lượng cholesterol trong huyết quản động mạch.
Những cholesterol này sẽ bám vào thành mạch máu, qua đó gây nên phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, làm cho thành mạch máu phình to gây xơ cứng động mạch, cắt đứt đường cung cấp máu về tim, và cuối cùng gây ra bệnh tim.
Loại vắcxin này có thể giúp ức chế sự phản ứng quá khích của hệ miễn dịch cơ thể đối với hàm lượng cholesterol vượt quá tiêu chuẩn, qua đó làm cho huyết quản động mạch không bị phình to và đảm bảo sự lưu thông máu động mạch.
Theo các nhà khoa học, loại vắcxin này có thể hạ thấp 65% tỷ lệ phát bệnh xơ cứng động mạch, đồng thời dự phòng hiệu quả khả năng phát bệnh tim.
Các nhà khoa học đang có kế hoạch tiếp tục thí nghiệm lâm sàng loại vắcxin này. Nếu thí nghiệm thành công, vắcxin bệnh tim có hy vọng được đưa vào sử dụng trong vòng từ 3-5 năm tới và trở thành vũ khí chủ yếu giúp con người tấn công bệnh ung thư./
Ngọc Thúy (Vietnam+)