Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, quê hương của cây vải tổ, đang thu hoạch vải thiều chính vụ. Năm nay, sản lượng vải quả của Thanh Hà đạt thấp, nhưng bù lại giá bán cao.
Theo ông Ngô Bá Định, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Hà hiện trên địa bàn huyện có có 5.110ha trồng vải thiều, với 4910ha cho thu hoạch ổn định.
Vụ vải năm nay, Thanh Hà chỉ đạt sản lượng hơn 10.000 tấn, trong đó, vải sớm đạt hơn 7.000 tấn, vải thiều chính vụ chỉ đạt khoảng 3.000 tấn (chỉ bằng 15-20% so với năm trước).
Một số nơi trồng nhiều vải như xã Thanh Lang năm 2009 thu hoạch được 700 tấn vải, năm nay ước thu chưa được 100 tấn; xã Thanh Sơn cũng chỉ đạt khoảng 100 tấn. Tuy mất mùa, nhưng giá vải năm nay lại cao, vải thiều chính vụ tính trung bình đạt từ 12.000-15.000 đồng/kg, cao hơn từ 4.000-6.000 đồng so với năm trước.
Vườn vải hơn 1 mẫu của gia đình anh Lê Văn Thảo, ở thôn Xuân Minh, xã Thanh Xuân, số cây đậu quả ít. Mấy ngày qua, gia đình anh Thảo đã bán vải tại vườn cho nhiều thương lái, với giá hơn 12.000 đồng/kg. Một số vải loại tốt anh đem ra chợ bán được từ 13.000-14.000 đồng/kg.
Anh Thảo cho biết, năm nay, gia đình anh chỉ được khoảng 2 tấn, thấp hơn nhiều so với năm 2009 đạt hơn 5 tấn. Anh Nguyễn Văn Huỳnh, thôn 4 xã Thanh Xá, năm nay cũng chỉ đạt gần 1 tấn cả vải sớm và vải chính vụ (năm 2009 đạt 2 tấn), riêng vải chính vụ đạt 5-7 tạ. Tính ra thu nhập từ trồng vải cũng chỉ bằng sản xuất lúa.
Hiện nay, mong ước của anh Thảo, anh Huỳnh và nhiều người dân trồng vải là Thanh Hà đã có thương hiệu vải thiều, rất cần quan tâm giữ gìn, đặc biệt là giữ cho cây vải không bị mất giá.
Những ngày qua, tại các điểm thu mua vải ở xã Thanh Xá, Thanh Thủy…, số thương lái thu mua vải giảm. Đã vào thời điểm thu hoạch vải thiều chính vụ nhưng tại đây không có cảnh những chiếc xe ôtô tải hạng to đậu san sát dọc đường thu mua vải thiều như năm 2009.
Anh Nguyễn Văn Tịnh, một người chuyên thu mua vải nói: “Năm nay, sản lượng vải rất thấp, tính ra mỗi ngày tôi chỉ gom được 2 tạ, chủ yếu là bán lẻ để hưởng chênh lệch.”
Chị Nguyễn Thị Lộc, thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến (huyện Thanh Hà), với hơn 10 năm làm thương lái, thu mua vải cho người dân. Chị Lộc nói: “Tôi chuyên thu mua vải chất lượng cao. Từ đầu vụ đến nay, tôi đã thu mua được hơn 10 tấn vải. Do vải được lựa chọn rất kỹ, chất lượng ngon, không sâu đầu nên được các cơ quan, đơn vị và nhà hàng đặt mua thường xuyên.”
Nguyên nhân vải thiều năm nay mất mùa là do thời tiết ấm và hạn, tổng tích nhiệt cao, lượng mua ít. Theo đặc tính sinh lý của cây vải, để cây phân hóa mầm hoa và ra hoa được thuận lợi, đòi hỏi trong cả giai đoạn tích ôn (số giờ có nhiệt độ thấp xuống dưới 15 độ C) phải đạt trên 200 giờ.
Tuy nhiên, vụ đông xuân 2009-2010 độ tích ôn chỉ đạt dưới 200 giờ, không đạt yêu cầu của cây. Mặt khác, vải thiều đậu quả chủ yếu lại trên các cây cằn cỗi, sinh trưởng kém hoặc những cây năm trước không có quả, nên chất lượng quả không tốt bằng mọi năm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương, sản lượng vải quả toàn tỉnh năm 2010 ước đạt 24.000 tấn, bằng 60,4% năm 2009 và chỉ bằng 34,8% so với năm 2008 (năm vải được mùa). Sản lượng vải thiều chính vụ sụt giảm mạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sản lượng vải quả toàn tỉnh đạt thấp./.
Theo ông Ngô Bá Định, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Hà hiện trên địa bàn huyện có có 5.110ha trồng vải thiều, với 4910ha cho thu hoạch ổn định.
Vụ vải năm nay, Thanh Hà chỉ đạt sản lượng hơn 10.000 tấn, trong đó, vải sớm đạt hơn 7.000 tấn, vải thiều chính vụ chỉ đạt khoảng 3.000 tấn (chỉ bằng 15-20% so với năm trước).
Một số nơi trồng nhiều vải như xã Thanh Lang năm 2009 thu hoạch được 700 tấn vải, năm nay ước thu chưa được 100 tấn; xã Thanh Sơn cũng chỉ đạt khoảng 100 tấn. Tuy mất mùa, nhưng giá vải năm nay lại cao, vải thiều chính vụ tính trung bình đạt từ 12.000-15.000 đồng/kg, cao hơn từ 4.000-6.000 đồng so với năm trước.
Vườn vải hơn 1 mẫu của gia đình anh Lê Văn Thảo, ở thôn Xuân Minh, xã Thanh Xuân, số cây đậu quả ít. Mấy ngày qua, gia đình anh Thảo đã bán vải tại vườn cho nhiều thương lái, với giá hơn 12.000 đồng/kg. Một số vải loại tốt anh đem ra chợ bán được từ 13.000-14.000 đồng/kg.
Anh Thảo cho biết, năm nay, gia đình anh chỉ được khoảng 2 tấn, thấp hơn nhiều so với năm 2009 đạt hơn 5 tấn. Anh Nguyễn Văn Huỳnh, thôn 4 xã Thanh Xá, năm nay cũng chỉ đạt gần 1 tấn cả vải sớm và vải chính vụ (năm 2009 đạt 2 tấn), riêng vải chính vụ đạt 5-7 tạ. Tính ra thu nhập từ trồng vải cũng chỉ bằng sản xuất lúa.
Hiện nay, mong ước của anh Thảo, anh Huỳnh và nhiều người dân trồng vải là Thanh Hà đã có thương hiệu vải thiều, rất cần quan tâm giữ gìn, đặc biệt là giữ cho cây vải không bị mất giá.
Những ngày qua, tại các điểm thu mua vải ở xã Thanh Xá, Thanh Thủy…, số thương lái thu mua vải giảm. Đã vào thời điểm thu hoạch vải thiều chính vụ nhưng tại đây không có cảnh những chiếc xe ôtô tải hạng to đậu san sát dọc đường thu mua vải thiều như năm 2009.
Anh Nguyễn Văn Tịnh, một người chuyên thu mua vải nói: “Năm nay, sản lượng vải rất thấp, tính ra mỗi ngày tôi chỉ gom được 2 tạ, chủ yếu là bán lẻ để hưởng chênh lệch.”
Chị Nguyễn Thị Lộc, thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến (huyện Thanh Hà), với hơn 10 năm làm thương lái, thu mua vải cho người dân. Chị Lộc nói: “Tôi chuyên thu mua vải chất lượng cao. Từ đầu vụ đến nay, tôi đã thu mua được hơn 10 tấn vải. Do vải được lựa chọn rất kỹ, chất lượng ngon, không sâu đầu nên được các cơ quan, đơn vị và nhà hàng đặt mua thường xuyên.”
Nguyên nhân vải thiều năm nay mất mùa là do thời tiết ấm và hạn, tổng tích nhiệt cao, lượng mua ít. Theo đặc tính sinh lý của cây vải, để cây phân hóa mầm hoa và ra hoa được thuận lợi, đòi hỏi trong cả giai đoạn tích ôn (số giờ có nhiệt độ thấp xuống dưới 15 độ C) phải đạt trên 200 giờ.
Tuy nhiên, vụ đông xuân 2009-2010 độ tích ôn chỉ đạt dưới 200 giờ, không đạt yêu cầu của cây. Mặt khác, vải thiều đậu quả chủ yếu lại trên các cây cằn cỗi, sinh trưởng kém hoặc những cây năm trước không có quả, nên chất lượng quả không tốt bằng mọi năm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương, sản lượng vải quả toàn tỉnh năm 2010 ước đạt 24.000 tấn, bằng 60,4% năm 2009 và chỉ bằng 34,8% so với năm 2008 (năm vải được mùa). Sản lượng vải thiều chính vụ sụt giảm mạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sản lượng vải quả toàn tỉnh đạt thấp./.
Trần Tiến Duẩn (TTXVN/Vietnam+)