Hơn 40 tấn sữa để thối trong bãi phế liệu thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thế Giới Xanh, ở thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vừa được lực lượng cảnh sát môi trường thuộc Công an Bình Dương phát hiện trong ngày 16/3.
Số sữa trên nghi vấn là của Công ty Anco.
Ngày 17/3, Thượng tá Lê Minh Châu, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường cho biết, sau khi phát hiện 40 tấn sữa thối, Cảnh sát môi trường đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường để làm rõ nguồn gốc số sữa trên là của ai và xuất xứ từ đâu.
Xác minh hồ sơ cho thấy, 40 tấn sữa này là của Công ty Anco được vận chuyển từ kho Khu công nghiệp Sóng Thần ở huyện Dĩ An về Khu công nghiệp Nam Tân Uyên để xử lý tiêu hủy. Thế nhưng, không hiểu vì sao số sữa trên còn sót lại 40 tấn. Hiện vụ việc công an đang khẩn trương điều tra làm rõ.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bình Dương về sự việc trên, ông Tào Mạnh Quân, Phó Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương cho biết thêm, vụ 105 tấn sữa Anco quá đát và nhiễm melamine được phát hiện từ năm 2008 và sau đó Sở Tài nguyên và Môi trường cho phương án cho tiêu hủy ngay sau đó. Thế nhưng, Công ty Anco nhiều lần thay đổi phương án nên kéo dài gần hai năm mới có cách tiêu hủy.
Ngày 20/10/2009, Sở có công văn chấp thuận cho Công ty Anco được phép tiêu hủy số sữa trên bằng phương pháp đổ vào hồ xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên pha với nước. Công ty Anco cam kết thời gian thực hiện từ ngày 19-28/10/2009 là xử lý xong.
Trong quá trình vận chuyển sữa từ kho Sóng Thần về Khu công nghiệp Nam Tân Uyên xử lý, Sở Tài nguyên và Môi trường có cử đoàn đến giám sát và thêm ba lần giám sát trực tiếp tại nơi xử lý.
Tuy nhiên, quá trình tiêu hủy kéo dài thời gian, khiến đoàn cán bộ của Sở không thể theo dõi đầy đủ.
Hơn nữa, Công ty Anco đã thực hiện tiêu hủy khoảng 70 tấn sữa mà không có báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ông Quân cho biết thêm, việc phát hiện 40 tấn sữa là có biểu hiện gian dối trong quá trình xử lý tiêu hủy 105 tấn sữa Anco. Sáng mai (18/3), Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lập đoàn kiểm tra để làm rõ vấn đề này, ông Quân khẳng định.
Hiện toàn bộ số sữa trên đã được lực lượng cảnh sát môi trường cho vận chuyển về kho khu xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương để chờ xử lý./.
Số sữa trên nghi vấn là của Công ty Anco.
Ngày 17/3, Thượng tá Lê Minh Châu, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường cho biết, sau khi phát hiện 40 tấn sữa thối, Cảnh sát môi trường đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường để làm rõ nguồn gốc số sữa trên là của ai và xuất xứ từ đâu.
Xác minh hồ sơ cho thấy, 40 tấn sữa này là của Công ty Anco được vận chuyển từ kho Khu công nghiệp Sóng Thần ở huyện Dĩ An về Khu công nghiệp Nam Tân Uyên để xử lý tiêu hủy. Thế nhưng, không hiểu vì sao số sữa trên còn sót lại 40 tấn. Hiện vụ việc công an đang khẩn trương điều tra làm rõ.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bình Dương về sự việc trên, ông Tào Mạnh Quân, Phó Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương cho biết thêm, vụ 105 tấn sữa Anco quá đát và nhiễm melamine được phát hiện từ năm 2008 và sau đó Sở Tài nguyên và Môi trường cho phương án cho tiêu hủy ngay sau đó. Thế nhưng, Công ty Anco nhiều lần thay đổi phương án nên kéo dài gần hai năm mới có cách tiêu hủy.
Ngày 20/10/2009, Sở có công văn chấp thuận cho Công ty Anco được phép tiêu hủy số sữa trên bằng phương pháp đổ vào hồ xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên pha với nước. Công ty Anco cam kết thời gian thực hiện từ ngày 19-28/10/2009 là xử lý xong.
Trong quá trình vận chuyển sữa từ kho Sóng Thần về Khu công nghiệp Nam Tân Uyên xử lý, Sở Tài nguyên và Môi trường có cử đoàn đến giám sát và thêm ba lần giám sát trực tiếp tại nơi xử lý.
Tuy nhiên, quá trình tiêu hủy kéo dài thời gian, khiến đoàn cán bộ của Sở không thể theo dõi đầy đủ.
Hơn nữa, Công ty Anco đã thực hiện tiêu hủy khoảng 70 tấn sữa mà không có báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ông Quân cho biết thêm, việc phát hiện 40 tấn sữa là có biểu hiện gian dối trong quá trình xử lý tiêu hủy 105 tấn sữa Anco. Sáng mai (18/3), Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lập đoàn kiểm tra để làm rõ vấn đề này, ông Quân khẳng định.
Hiện toàn bộ số sữa trên đã được lực lượng cảnh sát môi trường cho vận chuyển về kho khu xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương để chờ xử lý./.
Dương Chí Tưởng (Vietnam+)