Cùng với những thắng cảnh, di tích lịch sử, các loại hình văn hóa phi vật thể đang tạo bản sắc riêng cho thành phố Hà Nội và ngành du lịch không bỏ lỡ việc khai thác các loại hình này.
Đa dạng loại hình văn hóa
Ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: “Trong những năm qua, tạp chí du lịch có uy tín của Mỹ Travel & Leisure liên tiếp bình chọn Hà Nội là một trong những thành phố du lịch tốt nhất châu Á và năm 2009, Hà Nội được bình chọn đứng thứ 3.
Sở dĩ Hà Nội đạt được vị trí bình chọn cao do có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn; trong đó văn hóa phi vật thể đóng góp một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, văn hóa phi vật thể là nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc.”
Văn hóa phi vật thể của Hà Nội được các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà du lịch đánh giá cao với nhiều loại hình đậm đà bản sắc như ca trù, rối nước, các điệu múa cổ... thậm chí cả phong tục tập quán sinh hoạt của người Hà Nội gốc.
Hầu như không một khách quốc tế nào đến Hà Nội lại không quan tâm đến rối nước, một loại hình văn hóa dân gian đặc biệt. Chính vì vậy, mỗi buổi chiều hoặc tối các ngày trong tuần, trước cửa Nhà hát múa rối nước Thăng Long luôn nhộn nhịp khách nước ngoài chờ đợi, ra vào xem rối nước.
Không chỉ có vậy, 82 bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám trước khi được công nhận là di sản tư liệu thế giới cũng đã thu hút đông đảo khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu. Các cô cậu học trò ngưỡng mộ bia đá tiến sĩ, là biểu tượng của sự đỗ đạt cao trong học hành...
Các loại hình văn nghệ dân gian như xẩm, ca trù, rối nước, rối cạn, chèo Tàu, quan họ, múa rồng, các điệu múa cổ ... thu hút không ít khách nước ngoài tìm đến tìm hiểu khi khám phá về văn hóa Hà Nội.
Nét riêng có người Hà Nội
Ngoài các loại hình văn hóa phi vật thể thông thường, tập quán sinh hoạt, phong cách sống của người Hà Nội đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của du khách, nhất là khách nước ngoài.
Người Hà Nội lại vốn nổi tiếng hào hoa, thanh lịch do được thừa hưởng nền văn hóa từ nghìn năm nay và bản sắc ấy vẫn hiện hữu trong nếp sống, từng lời ăn, tiếng nói của họ.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách nước ngoài khi đến Hà Nội lại rất thích thăm thú phổ cổ, bởi ở đó họ vừa khám phá nét cổ kính của kiến trúc nhà ở, di tích lịch sử và còn được xem tập quán sinh hoạt của người dân.
Nói về việc khai thác và giới thiệu với du khách về loại hình văn hóa phi vật thể này của Hà Nội, ông Trần Thành Công, Phó giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho biết: “Ngoài các điểm tham quan thông thường, các địa chỉ văn hóa ẩm thực; việc giới thiệu văn hóa phi vật thể là phần không thể thiếu đối với bất kỳ tour nào được Hanoitourist tổ chức tại Hà Nội.”
Ông Hoàng Nhân Chính, Giám đốc Công ty du lịch JIB-TNT cũng đồng nhất với quan điểm trên, cho rằng: “Cùng với sự hào hứng khi được xem rối nước, khách nước ngoài, đặc biệt là khách châu Âu rất thích tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Hà Nội cũng như của Việt Nam nói chung.”
Những dịp Tết Nguyên Đán, nhiều công ty lữ hành bận rộn trong việc đưa đón khách thâm nhập, tìm hiểu phong tục đón Tết của người Hà Nội hoặc đưa khách về các vùng nông thôn ven Hà Nội như Đa Tốn, Bát Tràng...
Tuy nhiên, văn hóa phi vật thể, thứ hồn cốt của dân tộc Việt nói chung và Hà Nội nói riêng chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
Trong kho tàng văn hóa dân gian đó, chỉ có số lượng khiêm tốn loại hình văn hóa phi vật thể được các công ty lữ hành đưa vào phục vụ khách, đa phần còn bỏ ngỏ. Việc xâu chuỗi các loại hình văn hóa phi vật thể cũng đang cần sự phối hợp giữa hai nhà văn hóa-du lịch, để khách nước ngoài có thêm cơ hội khám phá bản sắc của Hà Nội và Việt Nam./.
Đa dạng loại hình văn hóa
Ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: “Trong những năm qua, tạp chí du lịch có uy tín của Mỹ Travel & Leisure liên tiếp bình chọn Hà Nội là một trong những thành phố du lịch tốt nhất châu Á và năm 2009, Hà Nội được bình chọn đứng thứ 3.
Sở dĩ Hà Nội đạt được vị trí bình chọn cao do có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn; trong đó văn hóa phi vật thể đóng góp một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, văn hóa phi vật thể là nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc.”
Văn hóa phi vật thể của Hà Nội được các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà du lịch đánh giá cao với nhiều loại hình đậm đà bản sắc như ca trù, rối nước, các điệu múa cổ... thậm chí cả phong tục tập quán sinh hoạt của người Hà Nội gốc.
Hầu như không một khách quốc tế nào đến Hà Nội lại không quan tâm đến rối nước, một loại hình văn hóa dân gian đặc biệt. Chính vì vậy, mỗi buổi chiều hoặc tối các ngày trong tuần, trước cửa Nhà hát múa rối nước Thăng Long luôn nhộn nhịp khách nước ngoài chờ đợi, ra vào xem rối nước.
Không chỉ có vậy, 82 bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám trước khi được công nhận là di sản tư liệu thế giới cũng đã thu hút đông đảo khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu. Các cô cậu học trò ngưỡng mộ bia đá tiến sĩ, là biểu tượng của sự đỗ đạt cao trong học hành...
Các loại hình văn nghệ dân gian như xẩm, ca trù, rối nước, rối cạn, chèo Tàu, quan họ, múa rồng, các điệu múa cổ ... thu hút không ít khách nước ngoài tìm đến tìm hiểu khi khám phá về văn hóa Hà Nội.
Nét riêng có người Hà Nội
Ngoài các loại hình văn hóa phi vật thể thông thường, tập quán sinh hoạt, phong cách sống của người Hà Nội đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của du khách, nhất là khách nước ngoài.
Người Hà Nội lại vốn nổi tiếng hào hoa, thanh lịch do được thừa hưởng nền văn hóa từ nghìn năm nay và bản sắc ấy vẫn hiện hữu trong nếp sống, từng lời ăn, tiếng nói của họ.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách nước ngoài khi đến Hà Nội lại rất thích thăm thú phổ cổ, bởi ở đó họ vừa khám phá nét cổ kính của kiến trúc nhà ở, di tích lịch sử và còn được xem tập quán sinh hoạt của người dân.
Nói về việc khai thác và giới thiệu với du khách về loại hình văn hóa phi vật thể này của Hà Nội, ông Trần Thành Công, Phó giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho biết: “Ngoài các điểm tham quan thông thường, các địa chỉ văn hóa ẩm thực; việc giới thiệu văn hóa phi vật thể là phần không thể thiếu đối với bất kỳ tour nào được Hanoitourist tổ chức tại Hà Nội.”
Ông Hoàng Nhân Chính, Giám đốc Công ty du lịch JIB-TNT cũng đồng nhất với quan điểm trên, cho rằng: “Cùng với sự hào hứng khi được xem rối nước, khách nước ngoài, đặc biệt là khách châu Âu rất thích tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Hà Nội cũng như của Việt Nam nói chung.”
Những dịp Tết Nguyên Đán, nhiều công ty lữ hành bận rộn trong việc đưa đón khách thâm nhập, tìm hiểu phong tục đón Tết của người Hà Nội hoặc đưa khách về các vùng nông thôn ven Hà Nội như Đa Tốn, Bát Tràng...
Tuy nhiên, văn hóa phi vật thể, thứ hồn cốt của dân tộc Việt nói chung và Hà Nội nói riêng chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
Trong kho tàng văn hóa dân gian đó, chỉ có số lượng khiêm tốn loại hình văn hóa phi vật thể được các công ty lữ hành đưa vào phục vụ khách, đa phần còn bỏ ngỏ. Việc xâu chuỗi các loại hình văn hóa phi vật thể cũng đang cần sự phối hợp giữa hai nhà văn hóa-du lịch, để khách nước ngoài có thêm cơ hội khám phá bản sắc của Hà Nội và Việt Nam./.
Đinh Thị Thuận (Vietnam+)