Hai nhà văn Trung Quốc là Vương An Ức và Tô Đồng đã có tên trong danh sách rút gọn 13 ứng cử viên cho giải thưởng danh giá Man Booker International 2011.
Nhà văn Tô Đồng, 48 tuổi, hiện đang sống tại Bắc Kinh, đã có hơn 20 tiểu thuyết và 100 truyện ngắn. tác phẩm nổi tiếng của ông chính là tiểu thuyết “Thê thiếp thành quần” mà đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã chuyển thể thành bộ phim “Đèn lồng đỏ treo cao” và được đề cử giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất năm 1992.
Năm 2009, Tô Đồng đã đoạt giải thưởng văn học châu Á Man Asian Literary Prize với tiểu thuyết “Con thuyền đến bờ chuộc lỗi” (The boat to redemption) lấy bối cảnh Đại Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc.
Trong khi đó, ứng cử viên Trung Quốc còn lại cho Man Booker International Prize năm nay là Vương An Ức cũng lừng danh khá sớm. Nữ giáo sư văn học 56 tuổi hiện sống ở Thượng Hải này đã gây dựng tên tuổi của mình từ sau tiểu thuyết “Trường hận ca” (The Song of Everlasting Sorrow) năm 1996.
Douglas Kerr, giáo sư tại Đại học Hong Kong, nhận xét về việc có tới hai ứng cử viên Trung Quốc cho giải văn học Man Booker International Prize: “Điều này một phần là kết quả từ sự háo hức khắp thế giới về Trung Quốc và cuộc sống tại đây, tạo ra từ sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của quốc gia này. Các nhà xuất bản quốc tế đang tìm kiếm cả nhà văn Trung Quốc lẫn các nhà văn Hoa kiều và tiểu thuyết Trung Quốc được dịch rầm rộ chưa từng thấy. Văn hóa đương đại Trung Quốc đầu tiên thu hút được sự chú ý dưới dạng phim ảnh. Bây giờ đến lượt các nhà văn.”
Giải Man Booker International Pize ra đời năm 2005 và được tổ chức hai năm một lần. Danh sách đề cử được lựa chọn dựa trên tổng thể sự nghiệp của đối tượng hơn là một tiểu thuyết riêng lẻ. Người đoạt giải năm nay sẽ nhận được 60.000 bảng tiền thưởng và cái tên đó sẽ được công bố ngày 18/5 tới tại Sydney, Australia.
Trong số 13 ứng cử viên cho giải Man Booker International 2011, nhà văn truyện kinh dị người Anh John le Carré đã đề nghị rút tên mình ra khỏi danh sách.
Carré cho biết rất hạnh phúc khi được lựa chọn là ứng cử viên, nhưng ông không muốn đua tranh tại các giải thưởng văn học. Mặc dù vậy, ban giám khảo cho biết họ vẫn giữ nguyên danh sách 13 cái tên./.
Nhà văn Tô Đồng, 48 tuổi, hiện đang sống tại Bắc Kinh, đã có hơn 20 tiểu thuyết và 100 truyện ngắn. tác phẩm nổi tiếng của ông chính là tiểu thuyết “Thê thiếp thành quần” mà đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã chuyển thể thành bộ phim “Đèn lồng đỏ treo cao” và được đề cử giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất năm 1992.
Năm 2009, Tô Đồng đã đoạt giải thưởng văn học châu Á Man Asian Literary Prize với tiểu thuyết “Con thuyền đến bờ chuộc lỗi” (The boat to redemption) lấy bối cảnh Đại Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc.
Trong khi đó, ứng cử viên Trung Quốc còn lại cho Man Booker International Prize năm nay là Vương An Ức cũng lừng danh khá sớm. Nữ giáo sư văn học 56 tuổi hiện sống ở Thượng Hải này đã gây dựng tên tuổi của mình từ sau tiểu thuyết “Trường hận ca” (The Song of Everlasting Sorrow) năm 1996.
Douglas Kerr, giáo sư tại Đại học Hong Kong, nhận xét về việc có tới hai ứng cử viên Trung Quốc cho giải văn học Man Booker International Prize: “Điều này một phần là kết quả từ sự háo hức khắp thế giới về Trung Quốc và cuộc sống tại đây, tạo ra từ sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của quốc gia này. Các nhà xuất bản quốc tế đang tìm kiếm cả nhà văn Trung Quốc lẫn các nhà văn Hoa kiều và tiểu thuyết Trung Quốc được dịch rầm rộ chưa từng thấy. Văn hóa đương đại Trung Quốc đầu tiên thu hút được sự chú ý dưới dạng phim ảnh. Bây giờ đến lượt các nhà văn.”
Giải Man Booker International Pize ra đời năm 2005 và được tổ chức hai năm một lần. Danh sách đề cử được lựa chọn dựa trên tổng thể sự nghiệp của đối tượng hơn là một tiểu thuyết riêng lẻ. Người đoạt giải năm nay sẽ nhận được 60.000 bảng tiền thưởng và cái tên đó sẽ được công bố ngày 18/5 tới tại Sydney, Australia.
Trong số 13 ứng cử viên cho giải Man Booker International 2011, nhà văn truyện kinh dị người Anh John le Carré đã đề nghị rút tên mình ra khỏi danh sách.
Carré cho biết rất hạnh phúc khi được lựa chọn là ứng cử viên, nhưng ông không muốn đua tranh tại các giải thưởng văn học. Mặc dù vậy, ban giám khảo cho biết họ vẫn giữ nguyên danh sách 13 cái tên./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)