Hội thảo khoa học “Văn học, Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội” đã diễn ra ngày 28/8 tại tỉnh Bình Dương với sự tham dự của trên 300 nhà nghiên cứu Phật giáo và văn học Việt Nam.
Hội thảo do Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Phật giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Với gần 100 bài tham luận, hội thảo tập trung vào hai nội dung chính, nêu bật sự gắn kết của Phật giáo và văn học Việt Nam với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Hội thảo đi sâu vào 4 nhóm chủ đề là vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập, phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý-Trần; Văn học Phật giáo và 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội; Văn học cổ điển và 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội; Văn học hiện đại-văn học Nam Bộ với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Bằng nhiều góc nhìn, cách tiếp cận vấn đề, hội thảo này đã hòa thêm vào các hoạt động học thuật hướng về Đại lễ với nhiều tư liệu, nội dung và cái nhìn mới mẻ.
Các nội dung tại hội thảo làm rõ hơn sự đóng góp to lớn của Phật giáo Việt Nam vào lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử văn học Việt Nam nói riêng./.
Hội thảo do Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Phật giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Với gần 100 bài tham luận, hội thảo tập trung vào hai nội dung chính, nêu bật sự gắn kết của Phật giáo và văn học Việt Nam với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Hội thảo đi sâu vào 4 nhóm chủ đề là vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập, phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý-Trần; Văn học Phật giáo và 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội; Văn học cổ điển và 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội; Văn học hiện đại-văn học Nam Bộ với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Bằng nhiều góc nhìn, cách tiếp cận vấn đề, hội thảo này đã hòa thêm vào các hoạt động học thuật hướng về Đại lễ với nhiều tư liệu, nội dung và cái nhìn mới mẻ.
Các nội dung tại hội thảo làm rõ hơn sự đóng góp to lớn của Phật giáo Việt Nam vào lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử văn học Việt Nam nói riêng./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)