Hãng phim DreamWorks đang dở khóc dở cười vì doanh thu của bộ phim đang được công chiếu trên toàn thế giới "Kungfu Panda 2" không được như mong đợi.
Tuần đầu tiên công chiếu tại Mỹ, "Kungfu Panda 2" chỉ thu về 62,2 triệu USD. Tuần thứ hai còn đáng lo hơn khi chỉ đạt 24,3 triệu USD.
Gấu trúc Po đã để thua ba chàng ngự lâm trong bộ phim hài "The Hangover Part II," khi mới tuần đầu tiên công chiếu nhưng "The Hangover Part II" đã giúp nhà sản xuất thu về 105 triệu USD.
Tác dụng phụ của hiệu ứng 3D?
"Kungfu Panda 2" và "The Hangover Part II" đều là phần hai của những bộ phim đã nổi danh và được khán giả yêu thích.
Nhưng nếu so sánh về những gì mà báo chí viết về hai bộ phim này thì rõ ràng "Kungfu Panda 2" chiếm ưu thế hơn hẳn so với phim của ba anh chàng ngự lâm.
Thế nhưng sự thật về doanh thu đã cho chúng ta thấy những lời bình phẩm hay của truyền thông chẳng liên quan gì tới doanh thu phòng vé.
"Kungfu Panda 2" có phần chơi trội hơn "The Hangover Part II" vì sử dụng kỹ thuật 3D và tăng giá vé, nhưng liệu đây có phải là "vẽ chân cho rắn" hay không? Doanh thu kém đi chính là một trong những ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng giá vé.
Có người bình luận rằng "Kungfu Panda 2" cho khán giả thấy đi xem phim hoạt hình 3D chính là đi đến rạp chiếu phim xem những con rối biểu diễn.
Tờ San Francisco Chronicle cho rằng phần 1 của Kungfu Panda mặc dù không sử dụng kỹ thuật 3D nhưng nó lại là câu chuyện và những hình ảnh giống như trong giấc mơ.
Có vẻ như đạo diễn đã thiếu một chút hiểu biết về sự kết hợp giữa hình ảnh động và cảnh vật khi sử dụng kỹ thuật 3D cho phần hai. Điều này khiến cho "Kungfu Panda 2" chỉ còn lại hiệu ứng 3D, khiến cho người xem thất vọng.
Bởi vậy, tác dụng phụ của 3D không hiện hình ngay trên phim mà lại xuất hiện trên con số doanh thu.
Hoặc cũng có thể thời điểm và quy mô công chiếu "Kungfu Panda 2" không hợp lý.
Thiếu phòng chiếu cũng là nguyên nhân
"Kungfu Panda 2" được công chiếu cùng thời gian với một "bom tấn" 3D khác là "Cướp biển vùng Caribe 4."
Trong tuần đầu "Kungfu Panda 2" được công chiếu, "Cướp biển vùng Caribe 4" đã chiếm hết hơn 9.000 màn hình chiếu tại Mỹ và bao trọn tất cả những màn hình IMAX.
Trong tuần thứ hai công chiếu, "Cướp biển vùng Caribe 4" lại tiếp tục chiếm 40% số màn hình chiếu 3D.
Khán giả đã chán?
Tổ chức phân tích doanh thu phòng vé Bắc Mỹ The-numbers cũng phân tích một số nguyên nhân dẫn đến việc "Kungfu Panda 2" không đạt được doanh thu như mong đợi.
Năm 2008, phần 1 của "Kungfu Panda" đã nhận được quá nhiều lời khen của khán giả, thậm chí còn nhận được đề cử Oscars. Mặc dù "Kungfu Panda 2" cũng nhận được rất nhiều lời ngợi khen nhưng để có thể lên tầm của Oscars thì vẫn chưa đủ sức. Vì vậy, đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu phòng vé của "Kungfu Panda 2."
Ngoài ra, trong bốn tháng trở lại đây đã có quá nhiều phim thể loại tương tự như "Kungfu Panda 2" được công chiếu, khán giả dường như không còn hào hứng như khi công nghệ 3D mới xâm nhập vào các bộ phim./.
Tuần đầu tiên công chiếu tại Mỹ, "Kungfu Panda 2" chỉ thu về 62,2 triệu USD. Tuần thứ hai còn đáng lo hơn khi chỉ đạt 24,3 triệu USD.
Gấu trúc Po đã để thua ba chàng ngự lâm trong bộ phim hài "The Hangover Part II," khi mới tuần đầu tiên công chiếu nhưng "The Hangover Part II" đã giúp nhà sản xuất thu về 105 triệu USD.
Tác dụng phụ của hiệu ứng 3D?
"Kungfu Panda 2" và "The Hangover Part II" đều là phần hai của những bộ phim đã nổi danh và được khán giả yêu thích.
Nhưng nếu so sánh về những gì mà báo chí viết về hai bộ phim này thì rõ ràng "Kungfu Panda 2" chiếm ưu thế hơn hẳn so với phim của ba anh chàng ngự lâm.
Thế nhưng sự thật về doanh thu đã cho chúng ta thấy những lời bình phẩm hay của truyền thông chẳng liên quan gì tới doanh thu phòng vé.
"Kungfu Panda 2" có phần chơi trội hơn "The Hangover Part II" vì sử dụng kỹ thuật 3D và tăng giá vé, nhưng liệu đây có phải là "vẽ chân cho rắn" hay không? Doanh thu kém đi chính là một trong những ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng giá vé.
Có người bình luận rằng "Kungfu Panda 2" cho khán giả thấy đi xem phim hoạt hình 3D chính là đi đến rạp chiếu phim xem những con rối biểu diễn.
Tờ San Francisco Chronicle cho rằng phần 1 của Kungfu Panda mặc dù không sử dụng kỹ thuật 3D nhưng nó lại là câu chuyện và những hình ảnh giống như trong giấc mơ.
Có vẻ như đạo diễn đã thiếu một chút hiểu biết về sự kết hợp giữa hình ảnh động và cảnh vật khi sử dụng kỹ thuật 3D cho phần hai. Điều này khiến cho "Kungfu Panda 2" chỉ còn lại hiệu ứng 3D, khiến cho người xem thất vọng.
Bởi vậy, tác dụng phụ của 3D không hiện hình ngay trên phim mà lại xuất hiện trên con số doanh thu.
Hoặc cũng có thể thời điểm và quy mô công chiếu "Kungfu Panda 2" không hợp lý.
Thiếu phòng chiếu cũng là nguyên nhân
"Kungfu Panda 2" được công chiếu cùng thời gian với một "bom tấn" 3D khác là "Cướp biển vùng Caribe 4."
Trong tuần đầu "Kungfu Panda 2" được công chiếu, "Cướp biển vùng Caribe 4" đã chiếm hết hơn 9.000 màn hình chiếu tại Mỹ và bao trọn tất cả những màn hình IMAX.
Trong tuần thứ hai công chiếu, "Cướp biển vùng Caribe 4" lại tiếp tục chiếm 40% số màn hình chiếu 3D.
Khán giả đã chán?
Tổ chức phân tích doanh thu phòng vé Bắc Mỹ The-numbers cũng phân tích một số nguyên nhân dẫn đến việc "Kungfu Panda 2" không đạt được doanh thu như mong đợi.
Năm 2008, phần 1 của "Kungfu Panda" đã nhận được quá nhiều lời khen của khán giả, thậm chí còn nhận được đề cử Oscars. Mặc dù "Kungfu Panda 2" cũng nhận được rất nhiều lời ngợi khen nhưng để có thể lên tầm của Oscars thì vẫn chưa đủ sức. Vì vậy, đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu phòng vé của "Kungfu Panda 2."
Ngoài ra, trong bốn tháng trở lại đây đã có quá nhiều phim thể loại tương tự như "Kungfu Panda 2" được công chiếu, khán giả dường như không còn hào hứng như khi công nghệ 3D mới xâm nhập vào các bộ phim./.
Lan Phương (Vietnam+)