Đúng ngày Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilasack lên đường đi thăm Việt Nam, Chủ tịch Viện Nghề cá Quốc gia Mỹ đã gửi thư ngỏ, đăng trên Nhật báo Phố Wall phản đối việc người nuôi cá ở Mỹ gây sức ép vô lý đối với cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam.
Bức thư dẫn chứng do sự tương đồng về khẩu vị giữa cá tra của Việt Nam với cá da trơn của Mỹ nên người nuôi cá da trơn Mỹ đã đòi Quốc hội phải áp đặt các hàng rào phi thuế quan đối với loại cá này của Việt Nam.
Năm 2002, một chiến dịch vận động hành lang đã mang lại kết quả là Quốc hội Mỹ cho ngăn chặn việc tiếp thị quảng cáo loại cá này, song vẫn không thể ngăn cản người tiêu dùng Mỹ chọn cá của Việt Nam. Giờ thì người nuôi cá da trơn ở Mỹ lại muốn gọi cá từ Việt Nam là cá da trơn, để áp dụng cơ chế kiểm soát chất lượng hiện chỉ được áp dụng cho duy nhất loại cá này.
Theo thư phân tích, xét về mặt khoa học, sự thay đổi này là khó chấp nhận vì cá tra và cá da trơn của Mỹ là hai loài hoàn toàn khác nhau, và chẳng có bằng chứng nào cho thấy loài này mang những mầm mống ảnh hưởng tới vấn đề an toàn thực phẩm của loài kia cả. Do vậy, chẳng có bằng cớ nào để loài này phải chịu áp dụng cơ chế kiểm soát chất lượng của loài kia. Bức thư chỉ rõ không thể ứng xử như thế với một đối tác đang lên (như Việt Nam).
Bộ Nông nghiệp Mỹ nhận định Việt Nam "đang nhanh chóng trở thành một trong những thị trường lớn nhất cho hàng nông sản xuất khẩu của Mỹ" và là "một đối tác nông nghiệp đang phát triển rất mạnh". Một thực tế là mối quan hệ này đang tạo ra 28.000 việc làm cho Mỹ.
Bức thư cảnh báo nếu cứ tạo ra những hàng rào ngăn cản hàng hóa của Việt Nam, và nếu Bộ trưởng Vilasack đưa cá tra của Việt Nam vào danh mục kiểm soát chất lượng như cá da trơn của Mỹ, chúng ta sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ giữa hai nước. Nó cũng sẽ làm tổn hại tới chiến lược đưa nước Mỹ hướng tới khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trên lĩnh vực thương mại./.
Bức thư dẫn chứng do sự tương đồng về khẩu vị giữa cá tra của Việt Nam với cá da trơn của Mỹ nên người nuôi cá da trơn Mỹ đã đòi Quốc hội phải áp đặt các hàng rào phi thuế quan đối với loại cá này của Việt Nam.
Năm 2002, một chiến dịch vận động hành lang đã mang lại kết quả là Quốc hội Mỹ cho ngăn chặn việc tiếp thị quảng cáo loại cá này, song vẫn không thể ngăn cản người tiêu dùng Mỹ chọn cá của Việt Nam. Giờ thì người nuôi cá da trơn ở Mỹ lại muốn gọi cá từ Việt Nam là cá da trơn, để áp dụng cơ chế kiểm soát chất lượng hiện chỉ được áp dụng cho duy nhất loại cá này.
Theo thư phân tích, xét về mặt khoa học, sự thay đổi này là khó chấp nhận vì cá tra và cá da trơn của Mỹ là hai loài hoàn toàn khác nhau, và chẳng có bằng chứng nào cho thấy loài này mang những mầm mống ảnh hưởng tới vấn đề an toàn thực phẩm của loài kia cả. Do vậy, chẳng có bằng cớ nào để loài này phải chịu áp dụng cơ chế kiểm soát chất lượng của loài kia. Bức thư chỉ rõ không thể ứng xử như thế với một đối tác đang lên (như Việt Nam).
Bộ Nông nghiệp Mỹ nhận định Việt Nam "đang nhanh chóng trở thành một trong những thị trường lớn nhất cho hàng nông sản xuất khẩu của Mỹ" và là "một đối tác nông nghiệp đang phát triển rất mạnh". Một thực tế là mối quan hệ này đang tạo ra 28.000 việc làm cho Mỹ.
Bức thư cảnh báo nếu cứ tạo ra những hàng rào ngăn cản hàng hóa của Việt Nam, và nếu Bộ trưởng Vilasack đưa cá tra của Việt Nam vào danh mục kiểm soát chất lượng như cá da trơn của Mỹ, chúng ta sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ giữa hai nước. Nó cũng sẽ làm tổn hại tới chiến lược đưa nước Mỹ hướng tới khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trên lĩnh vực thương mại./.
(Vietnam+)