Sáng 27/10, Hội nghị Tòa án các tỉnh có chung đường biên giới Campuchia-Việt Nam-Lào lần thứ hai với chủ đề củng cố hợp tác trong phòng chống tội phạm qua biên giới đã diễn ra tại thành phố Siem Reap của Campuchia.
Chánh án Tòa án Tối cao Campuchia Dith Munthy cùng Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Lào Sitthydampha Khamphane và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam Trương Hòa Bình đồng chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chánh án Tòa án Tối cao Campuchia Dith Munthy cho biết Tòa án tối cao ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất vào tháng 12/2010 tại thành phố Nha Trang, Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự hợp tác song phương và đa phương giữa ngành tòa án ba nước trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm qua biên giới; và hội nghị lần này là một bước mới thể hiện quyết tâm cao của Tòa án ba nước trong việc thực hiện mục tiêu này.
Ông Dith Munthy cho rằng tội phạm qua biên giới ảnh hưởng nặng nề tới an ninh, trật tự, kinh tế và chính trị của mỗi nước và của cả ba nước có chung đường biên giới, nên việc đấu tranh phòng chống tội phạm đòi hỏi phải có sự thỏa thuận, nhất trí thường xuyên, có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng biên phòng, an ninh, hợp tác song phương và đa phương.
Chánh án Tòa án Tối cao Campuchia nhấn mạnh trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm qua biên giới cần phải có quyết tâm chính trị sâu sắc của hệ thống chính quyền ba nước và phải có sự tham gia của nhân dân, có cơ sở hạ tầng hợp lý, chia sẻ thông tin nhanh chóng và có sự ủng hộ của các đối tác an ninh khu vực và quốc tế. Tội phạm xuyên biên giới ngày nay đã sử dụng tới các phương tiện kỹ thuật hiện đại, do đó các nước có chung đường biên giới cũng phải hiện đại hóa hệ thống luật pháp, tòa án, hiện đại hóa việc hợp tác giữa các tòa án các tỉnh có chung đường biên giới.
Theo ông Dith Munthy, công tác phòng chống tội phạm qua biên giới dù ở cấp trung ương hay khu vực, trong thời gian tới cần phải tập trung vào việc tăng cường theo dõi các đối tượng xấu và ngăn chặn ngay từ cấp huyện, không cho phép mở rộng xuyên biên giới; hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hành pháp cấp địa phương các bên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự hợp tác và chia sẻ thông tin.
Tại hội nghị, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Lào Sitthydampha Khamphane đánh giá cao Hội nghị tòa án các tỉnh có chung đường biên giới Campuchia-Lào-Việt Nam, thể hiện sâu sắc tình đoàn kết, quan hệ hợp tác truyền thống giữa ba nước; đồng thời là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm trong việc hợp tác ngăn chặn tội phạm qua biên giới.
Về phần mình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam Trương Hòa Bình nhấn mạnh hội nghị diễn ra trong bối cảnh các loại tội phạm có tổ chức xuyên biên giới đang ngày càng diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều nhân tố gây bất ổn khó lường. Thực trạng này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa tòa án các nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, hội nghị sẽ là cơ hội để cùng nhau điểm lại kết quả hợp tác đa phương và song phương trong thời gian qua giữa ngành tòa án nhân dân ba nước, đặc biệt là những kết quả đạt được cũng như những khó khăn cần giải quyết.
Ngoài ra, hội nghị còn là diễn đàn để ngành Tòa án ba nước cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm, tương trợ tư pháp cũng như thảo luận các cơ chế hợp tác giữa Tòa án ba nước nói chung và Tòa án các tỉnh có chung đường biên giới nói riêng.
Hội nghị sẽ tiếp tục đến hết ngày 29/10, trong đó có thảo luận về báo cáo kết quả hợp tác giữa Tòa án Campuchia-Lào-Việt Nam và lễ ký kết thông cáo chung./.
Chánh án Tòa án Tối cao Campuchia Dith Munthy cùng Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Lào Sitthydampha Khamphane và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam Trương Hòa Bình đồng chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chánh án Tòa án Tối cao Campuchia Dith Munthy cho biết Tòa án tối cao ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất vào tháng 12/2010 tại thành phố Nha Trang, Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự hợp tác song phương và đa phương giữa ngành tòa án ba nước trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm qua biên giới; và hội nghị lần này là một bước mới thể hiện quyết tâm cao của Tòa án ba nước trong việc thực hiện mục tiêu này.
Ông Dith Munthy cho rằng tội phạm qua biên giới ảnh hưởng nặng nề tới an ninh, trật tự, kinh tế và chính trị của mỗi nước và của cả ba nước có chung đường biên giới, nên việc đấu tranh phòng chống tội phạm đòi hỏi phải có sự thỏa thuận, nhất trí thường xuyên, có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng biên phòng, an ninh, hợp tác song phương và đa phương.
Chánh án Tòa án Tối cao Campuchia nhấn mạnh trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm qua biên giới cần phải có quyết tâm chính trị sâu sắc của hệ thống chính quyền ba nước và phải có sự tham gia của nhân dân, có cơ sở hạ tầng hợp lý, chia sẻ thông tin nhanh chóng và có sự ủng hộ của các đối tác an ninh khu vực và quốc tế. Tội phạm xuyên biên giới ngày nay đã sử dụng tới các phương tiện kỹ thuật hiện đại, do đó các nước có chung đường biên giới cũng phải hiện đại hóa hệ thống luật pháp, tòa án, hiện đại hóa việc hợp tác giữa các tòa án các tỉnh có chung đường biên giới.
Theo ông Dith Munthy, công tác phòng chống tội phạm qua biên giới dù ở cấp trung ương hay khu vực, trong thời gian tới cần phải tập trung vào việc tăng cường theo dõi các đối tượng xấu và ngăn chặn ngay từ cấp huyện, không cho phép mở rộng xuyên biên giới; hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hành pháp cấp địa phương các bên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự hợp tác và chia sẻ thông tin.
Tại hội nghị, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Lào Sitthydampha Khamphane đánh giá cao Hội nghị tòa án các tỉnh có chung đường biên giới Campuchia-Lào-Việt Nam, thể hiện sâu sắc tình đoàn kết, quan hệ hợp tác truyền thống giữa ba nước; đồng thời là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm trong việc hợp tác ngăn chặn tội phạm qua biên giới.
Về phần mình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam Trương Hòa Bình nhấn mạnh hội nghị diễn ra trong bối cảnh các loại tội phạm có tổ chức xuyên biên giới đang ngày càng diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều nhân tố gây bất ổn khó lường. Thực trạng này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa tòa án các nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, hội nghị sẽ là cơ hội để cùng nhau điểm lại kết quả hợp tác đa phương và song phương trong thời gian qua giữa ngành tòa án nhân dân ba nước, đặc biệt là những kết quả đạt được cũng như những khó khăn cần giải quyết.
Ngoài ra, hội nghị còn là diễn đàn để ngành Tòa án ba nước cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm, tương trợ tư pháp cũng như thảo luận các cơ chế hợp tác giữa Tòa án ba nước nói chung và Tòa án các tỉnh có chung đường biên giới nói riêng.
Hội nghị sẽ tiếp tục đến hết ngày 29/10, trong đó có thảo luận về báo cáo kết quả hợp tác giữa Tòa án Campuchia-Lào-Việt Nam và lễ ký kết thông cáo chung./.
(TTXVN)