Việt Nam chủ trì cuộc họp Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN

Cuộc họp đã thông qua định hướng và các ưu tiên về kết nối của năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam và Kế hoạch công tác ba năm giai đoạn 2020-2022 nhằm triển khai MPAC 2025.
Đại sứ Trần Đức Bình, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, Chủ tịch ACCC chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Hữu Chiến/TTXVN)
Đại sứ Trần Đức Bình, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, Chủ tịch ACCC chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Hữu Chiến/TTXVN)

Ngày 18/2, cuộc họp đầu tiên trong năm 2020 của Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN (ACCC 1/2020) đã diễn ra tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở thủ đô Jakarta của Indonesia.

Đại sứ Trần Đức Bình, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, đã chủ trì cuộc họp trên trong vai trò Chủ tịch ACCC.

Cuộc họp đã ghi nhận và đánh giá cao tiến triển tích cực trong việc triển khai Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025 (MPAC 2025). Cụ thể, 12/15 sáng kiến thuộc năm lĩnh vực chiến lược của MPAC 2025 (gồm cơ sở hạ tầng bền vững, đổi mới số, kho vận liên thông, tối ưu hóa hoạch định, dịch chuyển con người) đang được triển khai; ba sáng kiến còn lại về kết nối người dân và cơ sở dữ liệu mở trong lĩnh vực đổi mới số đang trong quá trình chuẩn bị dự án.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực chiến lược cơ sở hạ tầng bền vững, các dự án trong Danh sách các dự án cơ sở hạ tầng tiềm năng của ASEAN tiếp tục được thúc đẩy thông qua các chương trình xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật.

Việc xây dựng các mạng lưới thành phố nhằm triển khai Chiến lược Đô thị hóa bền vững ASEAN (ASUS) cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Ngoài ra, Khuôn khổ về nâng cao hiệu quả cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ được thông qua trong quý 1/2020 để đi vào triển khai.

[Việt Nam chủ trì cuộc họp giữa đại sứ các nước thành viên EAS]

Cuộc họp đã thông qua định hướng và các ưu tiên về kết nối của năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam và Kế hoạch công tác ba năm giai đoạn 2020-2022 nhằm triển khai MPAC 2025. Theo đó, trong thời gian tới, ASEAN sẽ tập trung nguồn lực, vận động các bên đối tác tham gia hỗ trợ nguồn lực và thúc đẩy các dự án trong các lĩnh vực chiến lược, và đặc biệt dành ưu tiên cao cho các dự án thuộc ba sáng kiến chưa được triển khai.

Cụ thể, ASEAN sẽ ưu tiên triển khai các dự án về xây dựng dữ liệu về các tuyến thương mại, xây dựng từ điển về dữ liệu mở ASEAN, tăng cường phát triển các nền tảng số ASEAN, nâng cao đào tạo dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực ASEAN trong giai đoạn mới.

Ngoài ra, cuộc họp cũng nhấn mạnh việc cần tăng cường quảng bá, phổ biến rộng rãi thông tin về nội dung và lợi ích của MPAC 2025, thông qua Chiến lược truyền thông riêng về MPAC 2025 trong năm 2020.

Việt Nam chủ trì cuộc họp Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN ảnh 1Quang cảnh cuộc họp đầu tiên trong năm 2020 của Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN (ACCC 1/2020). (Ảnh: Hữu Chiến/TTXVN)

Cuộc họp cũng nhất trí cần thông tin và khuyến khích sự tham gia đồng bộ của các cơ quan chuyên ngành của ASEAN trong triển khai các dự án MPAC 2025, tăng cường cơ chế phối hợp, và liên kết việc triển khai MPAC 2025 với các sáng kiến kết nối khu vực với các nước đối tác.

ACCC được thành lập nhằm theo dõi, đánh giá và định kỳ báo cáo Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC), Hội nghị Cấp cao ASEAN về tình hình và thách thức trong việc triển khai MPAC 2025 được các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 tại thủ đô Vientiane (Lào) vào tháng 9/2016.

Các đại sứ, trưởng phái đoàn đại diện thường trực các nước ASEAN tại Jakarta đồng thời là thành viên đại diện tham gia ACCC./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Khu trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh bên bờ sông Sài Gòn. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Lịch sử vinh quang soi đường tới tương lai

Truyền thống lịch sử vinh quang, hào hùng, trong đó có Chiến thắng 30/4/1945, chính là ngọn đuốc soi đường đưa dân tộc Việt Nam tiến vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.

Sáng 30/4/1975, từ khắp mọi hướng, hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp cùng bộ binh đồng loạt thẳng tiến Phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng Sài Gòn. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)

Bản hòa ca hòa bình, phát triển và thịnh vượng

Đất nước hòa bình là nền móng vững chắc để đất nước tiến lên, và Chiến thắng 30/4/1975 trở thành điểm khởi đầu cho một hành trình mới mang tên khát vọng phát triển hùng cường và thịnh vượng.

Xe tăng số hiệu 390 (trái) thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975. (Ảnh: Francoise Demulder/TTXVN phát)

Sức mạnh của ý chí thống nhất

Chùm 3 bài "Nước non Việt Nam vững bền" là những chia sẻ, cảm nhận, đánh giá, bình luận của các quan chức, chuyên gia, học giả nước ngoài và trí thức người Việt về Chiến thắng 30/4/1975.